• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng Nai: Cấp huyện phụ trách quản lý, điều trị F0 không triệu chứng

(Chinhphu.vn) - Tại cuộc họp bàn giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày 1/8, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thống nhất, các F0 không triệu chứng sẽ do cấp huyện quản lý, chăm sóc, điều trị. F0 có triệu chứng, bệnh nặng sẽ do cấp tỉnh quản lý, điều trị.

02/08/2021 09:35

Ảnh minh họa

Tại cuộc họp, Sở Y tế cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 4.500 bệnh nhân đang điều trị COVID-19, 326 trường hợp khỏi bệnh. Ngoài các ổ dịch cũ, hiện ổ dịch đáng lo nhất là tại các doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, TP. Biên Hòa, Trảng Bom. Có những doanh nghiệp có hơn 50% công nhân được xác định mắc COVID-19.

Để đáp ứng công tác điều trị, Bộ Y tế đã có quyết định thành lập khu điều trị hồi sức tích cực với quy mô 500 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Sở Y tế đang khẩn trương phối hợp để thiết lập thêm các bệnh viện dã chiến để nâng quy mô điều trị lên 8.000 giường bệnh trong vài ngày tới. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là thiếu các trang thiết bị, máy móc, đồ dùng vật dụng, nhân lực phục vụ công tác điều trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, đề nghị cấp huyện sẽ tiếp nhận cách ly, chăm sóc các trường hợp F0 không có triệu chứng (gồm các trường hợp đã có kết quả xét nghiệm PCR khẳng định và có kết quả test nhanh dương tính, chờ kết quả PCR). Các huyện, thành phố phải lo trang thiết bị, cơ sở vật chất, suất ăn phục vụ cách ly F1, điều trị F0. Nếu địa phương nào thiếu kinh phí thì báo cáo để tỉnh cấp về, ưu tiên nhiệm vụ chống dịch. Những bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân nặng sẽ do cấp tỉnh quản lý, điều trị.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, đơn vị nào có ca dương tính thì khẩn trương bóc tách, xử lý sau đó tạm đóng cửa. Đơn vị nào có kết quả toàn bộ người lao động âm tính thì cho tiếp tục sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành y tế nâng cao công suất xét nghiệm, trả kết quả sớm cho các địa phương để kịp thời khoanh vùng, dập dịch. Các địa phương rà soát lại các trường học trên địa bàn để chuẩn bị làm cơ sở cách ly F1, F0 không có triệu chứng. Riêng Biên Hòa có hơn 1,3 triệu dân, nếu Biên Hòa không đủ chỗ cách ly thì các địa phương lân cận phải hỗ trợ Biên Hòa khi cần thiết.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường đề nghị ngành y tế phải chủ động làm ngay việc cân đối máy móc, thiết bị, tăng cường huy động các nguồn lực để phục vụ công tác chống dịch.

Thời điểm này, ngành y tế phải tập trung vào khâu điều trị, rà soát lại hệ thống máy thở, nguồn oxy, huy động doanh nghiệp tham gia sản xuất oxy để phục vụ công tác điều trị.

Các địa phương cần chủ động mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến. Sở Y tế khẩn trương hướng dẫn điều trị cho các trường hợp F0 không triệu chứng bằng đông tây y kết hợp, tuyên truyền cho người dân để phòng ngừa.

Ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với công ty kinh doanh hạ tầng và địa phương phải có trách nhiệm bố trí khu cách ly tập trung trong khu công nghiệp. Trong đó, công ty kinh doanh hạ tầng phải có trách nhiệm rõ ràng.

Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng, F1 khi vào khu cách ly có thể mang theo gối, mền để sử dụng. Trường hợp F1 test nhanh 3 lần âm tính thì Sở Y tế có đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chủ trương cho các ca F1 về nhà, tiếp tục cách ly, theo dõi 14 ngày.

Ngành công thương khẩn trương có văn bản đề xuất gửi Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chủ trương tăng giá trị suất ăn cho cán bộ, nhân viên làm việc trong các khu cách ly, khu điều trị; mua sắm tài sản phục vụ công tác phòng chống dịch…

Sáng 2/8, thông tin từ Sở Y tế cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 330 ca dương tính với COVID-19, hầu hết tập trung trong khu cách ly, phong tỏa.

Như vậy, tính đến nay, tổng số ca dương tính trong đợt dịch thứ 4 là 5.068 ca, cộng dồn 5.100 ca. TP. Biên Hòa là địa phương có số ca nhiều nhất với hơn 2.300 ca.

Đáng lưu ý là trong số các ca mắc mới, tiếp tục ghi nhận 62 ca tại Công ty BOE, huyện Nhơn Trạch và một số doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ. Đã ghi nhận 54 nhân viên y tế tại 5 bệnh viện và ở nhiều cơ sở y tế khác nhiễm bệnh, gây khó khăn rất lớn cho đội ngũ nhân lực ngành y tế khi số ca nhiễm bệnh ngày càng tăng.

Ngành y tế đang tiếp tục điều tra, truy vết các ổ dịch cũ và mới, tăng tốc độ xét nghiệm diện rộng để phát hiện sớm ca bệnh. Các ngành chức năng đang khẩn trương kiểm tra các doanh nghiệp 3 tại chỗ. Doanh nghiệp nào không đáp ứng điều kiện sẽ yêu cầu tạm ngưng sản xuất.

NT