Đồng Nai đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện
Cũng trong phiên khai mạc Đại hội sáng nay, đồng chí Võ Văn Một, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa VIII trước Đại hội.
Đồng chí Võ Văn Một, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII Báo cáo nêu rõ, trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, đạt được những kết quả rất quan trọng và khá toàn diện. Nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 13,2%/năm; trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Tuy mức tăng trưởng (GDP) trên không đạt mục tiêu nghị quyết (mục tiêu nghị quyết là 14 - 14,5%/năm), nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng 12,8%/năm của giai đoạn 2001 - 2005 và cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 1,9 lần mức tăng chung của cả nước. GPD bình quân đầu người (theo giá trị thực tế) đến năm 2010 đạt 29,6 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần năm 205 và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra (mục tiêu nghị quyết là 19,4%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng và mục tiêu, trong đó cơ cấu GDP theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên 34,1% và giảm ngành nông lâm thủy sản từ 14,9% còn 8,7% vào năm 2010. Cơ cấu theo thành phần kinh tế nhà nước trong GDP từ 24,7% năm 2005 xuống còn 19% năm 2010 và tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (từ 75,3% năm lên 81%), trong đó tăng mạnh ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 39,2% lên 43%). Song song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông ngiệp từ 45,5% năm 205 xuống còn 30% năm 2010; lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010. Trong 5 năm qua đã phát triển thêm 11 KCN, nâng tổng số KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh đến nay là 30 khu với diện tích 9.573 hecta, đã cho thuê được 61% diệ tích đất dùng cho thuê (cao hơn 47 của cả nước và 56% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
Ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp Hoạt động văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Bộ máy nhà nước các cấp được củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của đảng ngày một tăng.
Y tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên qua đánh giá hàng năm được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, chặt chẽ và thực chất hơn; khắc phục bệnh hình thức, chạy theo thành tích. Số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng so với đầu nhiệm kỳ (bình quân đạt 78,7% số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh và 79,6% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không còn cơ sở Đảng yếu kém kéo dài). Phát triển đảng viên mới đạt kết quả cao. Các cấp ủy đều xây dựng kế hoạch, đề ra chỉ tiêu cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. 5 năm qua đã có trên 15.800 đảng viên mới được kết nạp, nâng tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp hàng năm đạt từ 7 - 8% so tổng số đảng viên cuối năm trước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế cần tập trung tháo gỡ. Đó là kinh tế Đồng Nai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và còn một số yếu tố ảnh hưởng sự phát triển bền vững. Kết quả đổi mới công nghệ ở khu vực doanh nghiệp trong nước còn hạn chế; chưa phát triển mạnh các ngành công nghệ cao; đa số các doanh nghiệp đều có quy mô sản xuất nhỏ. Hoạt động thương mại, dịch vụ ít có dự án lớn đưa vào khai thác. Sản xuất nông nghiệp tuy có chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa thật sự bền vững. Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy có tập trung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục - đào tạo có chuyển biến nhưng chưa đồng bộ giữa các cấp học, ngành học, giữa vùng sâu, vùng xa và khu vực đô thị. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Hoạt động văn hóa chưa đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa; khuyến khích sáng tạo văn hóa. Công tác khám chữa bệnh có mặt còn hạn chế, nhất là đối với hệ thống y tế cơ sở. Kết quả giảm nghèo ở những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn chưa bền vững. Tình trạng ô nhiễm môi trường có lúc, có nơi còn xảy ra; việc xử lý một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm và chưa triệt để. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, nhất là trên các lĩnh vực an ninh nông thôn, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh kinh tế. Tai nạn giao thông vẫn còn ở mức cao. Chất lượng hoạt động bộ máy nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế. Một số đơn vị, địa phương triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số lĩnh vực còn chậm. Trình độ chuyên môn một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, sở ngành chưa tốt. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân còn hạn chế. Công tác cải cách tư pháp còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí có mặt còn hạn chế. Công tác vận động quần chúng của từng tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở chưa được phát huy đồng bộ. Nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận, đoàn thể có mặt chậm đổi mới. Một số cấp ủy còn xảy ra tình trạng vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; chấp hành và tổ chức thực hiện điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước chưa nghiêm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt quan tâm đối với kinh tế tập thể và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.trong nhiệm kỳ qua, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và còn một số yếu tố ảnh hưởng sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho phát triển văn hóa, y tế, khoa học công nghệ còn hạn chế và dàn trải. Chất lượng giáo dục - đào tạo có chuyển biến nhưng chưa đồng bộ giữa các cấp học, ngành học, giữa vùng sâu, vùng xa và khu vực đô thị; giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đúng mức; kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm; công tác vệ sinh y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học đường còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn khó khăn. Chất lượng đội ngũ cán bộ tuy được nâng lên, nhưng tỷ lệ cán bộ cơ sở và một số ngành chưa đạt chuẩn còn cao.
P.V