• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng Nai ra công văn hỏa tốc về việc DN đề nghị chấm dứt ‘3 tại chỗ’

(Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hỏa tốc liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" trên địa bàn tỉnh.

06/08/2021 11:21
Người lao động của một doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ trong giờ làm việc
Trước đó, qua báo cáo của Sở LĐTB&XH và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, hiện nay một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đề nghị chấm dứt việc thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc người lao động tại doanh nghiệp chủ động đề nghị chấm dứt việc lưu trú tại doanh nghiệp để về nơi cư trú.

UBND tỉnh chỉ đạo, đối với những doanh nghiệp đề nghị chấm dứt việc thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo với Sở LĐTB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và UBND các huyện, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để nắm thông tin, xử lý theo quy định. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Sở LĐTB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, doanh nghiệp phải có trách nhiệm xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp. Người lao động chỉ được rời khỏi doanh nghiệp khi có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày và được sự đồng ý tiếp nhận của UBND cấp huyện.

Chỉ thực hiện chấm dứt phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” đối với những doanh nghiệp xét nghiệm không có trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp qua xét nghiệm có ca dương tính thì yêu cầu doanh nghiệp tuyệt đối không để người lao động tự ý rời doanh nghiệp và thực hiện nghiêm quy định phòng dịch của UBND tỉnh.

Trường hợp doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” nhưng người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú tại doanh nghiệp, có nhu cầu về nơi lưu trú, UBND tỉnh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo doanh sách và kết quả xét nghiệm của người lao động gửi UBND các huyện, thành phố nơi người lao động có nhu cầu về nơi cư trú cư ngụ. Doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm cho người lao động tại doanh nghiệp. Người lao động chỉ được trở về nơi cư trú khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và thực hiện nghiêm 5K, đảm bảo an toàn chống dịch.

UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp giấy giới thiệu, kết quả xét nghiệm COVID-19, văn bản tiếp nhận của UBND cấp huyện cho từng người lao động và hướng dẫn người lao động trước khi rời doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để di chuyển trên đường và qua các chốt. Người đứng đầu doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cho người lao động về nhà không tuân thủ đầy đủ các quy định hoặc để người lao động tự ý rời doanh nghiệp hoặc nơi tạm trú về địa phương làm lây lan dịch bệnh tại nơi cư trú.

Giao UBND các huyện, thành phố cử cán bộ làm đầu mối, công bố địa chỉ email, số điện thoại để doanh nghiệp, người lao động liên hệ, kịp thời xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các chốt kiểm soát tiếp nhận người lao động, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trở về địa phương an toàn, tổ chức quản lý chặt chẽ, theo dõi sức khỏe tại nhà, không để người lao động ra khỏi nhà trong thời hạn 7 ngày sau khi về địa phương và phải tuân thủ 5K theo quy định. Nếu có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp phải báo ngay cho trạm y tế để xử lý.

Tích cực hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do COVID-19

Theo Sở LĐTB&XH, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) tự do không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm do COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, Sở đã tiếp nhận, rà soát và trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ cho trên 21.000 người với số tiền gần 32 tỷ đồng.

Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt trên 9.200 người với số tiền hỗ trợ gần 14 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát các đối tượng để trình đề nghị hỗ trợ, kịp thời chi hỗ trợ cho NLĐ.

Bên cạnh đó, Sở LĐTB&XH cũng đang làm thủ tục hỗ trợ 419 NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại 8 đơn vị với số tiền gần 1,6 tỷ đồng. Hỗ trợ 451 NLĐ ngừng việc tại 2 đơn vị gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Sáng 6/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh đã ghi nhận thêm 817 ca mắc COVID-19. Đây là số ca dương tính ghi nhận trong ngày nhiều nhất từ trước đến nay tại tỉnh Đồng Nai.

Trong số các ca mắc mới có 33 ca phát hiện qua sàng lọc và 784 ca trong khu cách ly, phong tỏa.

Đến nay, tổng số ca dương tính mới trong đợt dịch thứ 4 là 7.145 ca.

Gần 1 tháng nay, tỉnh Đồng Nai tiến hành cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và nhiều xã, phường cũng đã tiến hành phong tỏa để bóc tách F0 trong cộng đồng, nhưng số ca dương tính mới phát hiện ngày càng tăng, không có dấu hiệu giảm, cho thấy dịch bệnh đã nhiễm sâu trong cộng đồng.

Công tác điều tra, truy vết, xét nghiệm chậm, không theo kịp với tốc độ lây lan của dịch bệnh, khiến cho dịch bệnh đã lây nhiễm đến các thế hệ F2, F3, gây rất nhiều khó khăn cho công tác dập dịch. Bên cạnh đó, phải kể đến ý thức chấp hành quy định giãn cách của người dân trong xã, phường cách ly, phong tỏa chưa cao, vẫn còn xảy ra tình trạng tập trung đông người, đi ra đường tùy tiện dẫn đến dịch bệnh lây lan.