• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng Nai: Xử lý tận gốc tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội

(Chinhphu.vn) - Để chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội đang là vấn đề nhức nhối ở Đồng Nai nhiều năm qua, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt và khởi kiện hàng trăm doanh nghiệp ra Tòa án dân sự.

18/03/2016 10:48
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai, đến cuối tháng 12/2015, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nợ trên 325 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội (chiếm khoảng 2,7% tổng số thu). Con số này dù lớn nhưng vẫn thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, chỉ qua 2 tháng đầu năm 2016, tỉ lệ nợ này lại tăng mạnh. Đứng đầu danh sách này là: Công ty Cổ phần Vietbo nợ trên 5 tỉ đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Washi Washi nợ hơn 4 tỉ đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kumsung Vina nợ gần 3,2 tỉ đồng...

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, nhiều công nhân không được giải quyết chế độ thai sản, ốm đau. Có người vì công ty không trích đóng bảo hiểm xã hội nên khi họ nghỉ việc không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (vì không có sổ bảo hiểm làm chứng thực để hưởng trợ cấp). Tình trạng này là một nguyên nhân khiến nhiều công nhân bức xúc, ngừng việc tập thể.

Ông Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Đồng Nai chia sẻ với Thông tấn xã Việt Nam: Tại Đồng Nai, có rất nhiều công ty sử dụng trên 20.000 lao động (Công ty Pouchen Việt Nam, Công ty Pousung Việt Nam, Công ty Teawang Vina), mỗi năm phải đóng hàng chục tỉ đồng bảo hiểm xã hội cho công nhân nhưng họ thực hiện rất nghiêm túc. Trong khi đó, nhiều công ty, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ lại nợ đọng bảo hiểm xã hội, có những trường hợp nợ gần 2 năm.

Đến đầu năm 2012, với số nợ hơn 4,4 tỉ đồng bảo hiểm xã hội, dù Bảo hiểm xã hội tỉnh đã sử dụng nhiều biện pháp đốc thúc doanh nghiệp thanh toán nhưng Công ty Kumsung Vina vẫn không thanh toán. Trong năm 2012, Bảo hiểm xã hội Đồng Nai phải kiện Kumsung Vina ra Tòa án và Tòa buộc doanh nghiệp phải nộp tiền nợ nhưng họ vẫn chây ì, không thanh toán. Năm 2014, ngành bảo hiểm Đồng Nai lại tiếp tục kiện Công ty này song đến nay, Công ty vẫn nợ gần 3,2 tỉ đồng.

Theo ông Phạm Minh Thành, từ năm 2010 đến năm 2015, ngành bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã khởi kiện gần 100 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên với số tiền gần 96 tỉ đồng nhưng đến nay, các doanh nghiệp mới trả được 54 tỉ đồng. Dù đã có phán quyết của Tòa án, song số tiền còn lại của cơ quan bảo hiểm xã hội cũng chưa biết bao giờ mới thu được vì doanh nghiệp không chịu thi hành án.

Bên cạnh khởi kiện để thu hồi nợ, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã cử cán bộ, nhân viên nắm tình hình, gửi giấy báo và cử người trực tiếp đến các công ty còn nợ bảo hiểm xã hội để đôn đốc, thu hồi nợ; phối hợp cùng các sở, ngành tại địa phương tuyên truyền sâu rộng, giúp công nhân, giới chủ nắm bắt chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã thiết lập trang thông tin điện tử để giúp người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Nhờ thông tin công khai nên nếu người lao động thấy doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, quyền lợi bị ảnh hưởng thì họ sẽ trực tiếp gặp giới chủ để đỏi hỏi. Với sự giám sát của người lao động, ngành bảo hiểm xã hội kỳ vọng doanh nghiệp sẽ không còn nợ bảo hiểm xã hội kéo dài.
Minh Thu