• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đông Nam Á sẽ đối diện nắng nóng chưa từng thấy

(Chinhphu.vn) - Nắng nóng gay gắt đang quay trở lại Đông Nam Á - một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Và nắng nóng dự báo sẽ kéo dài.

14/04/2024 09:05
Đông Nam Á sẽ đối diện nắng nóng chưa từng thấy- Ảnh 1.

Nắng nóng tại Đông Nam Á sẽ gay gắt. Ảnh: Xinhua

Đông Nam Á là một trong những nơi dễ bị tổn thương và chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là nắng nóng. Ngay đầu hè 2024, mức nhiệt đã tăng cao, kéo theo nắng nóng, hạn hán ở nhiều quốc gia trong khu vực. 

Các nhà khoa học cảnh báo, làn sóng nhiệt (hiện tượng thời tiết nắng nóng kéo dài) này có thể kéo dài trong năm nay.

Nắng nóng Đông Nam Á do đâu?

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera lưu ý Đông Nam Á đang ghi nhận mức nhiệt tăng cao chưa từng thấy. Khoảng cách giữa các đợt nắng hạn cũng đang rút ngắn hơn so với trước đây.

Mặc dù nhiệt độ trung bình ở Đông Nam Á vẫn tăng lên theo mỗi thập kỷ kể từ năm 1960, các chuyên gia đánh giá điểm đáng lo ngại nhất của làn sóng nhiệt này là thời gian kéo dài và chưa xác định được thời điểm "hạ nhiệt".

Các nhà nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu khí hậu Thụy Sĩ IQ Air cho rằng đợt nắng nóng hiện tại là do "sự kết hợp của các yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu do con người gây ra và sự kiện El Ninõ".

Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nắng nóng và ẩm. Dự báo nắng nóng ở quốc gia Đông Nam Á này đặc biệt nghiêm trọng. Nhiệt độ trên khắp Thái Lan đã "phá kỷ lục không ngừng nghỉ" trong 13 tháng.

"Năm ngoái, chúng tôi đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục và khó có thể chịu được tại Thái Lan. Nhưng những gì diễn ra năm nay thậm chí còn khắc nghiệt hơn, từ giờ đến hết tháng 4, nhiệt độ của Bangkok sẽ không giảm xuống dưới mức 30 độ C, tính cả ngày lẫn đêm", nhà khí hậu học cảnh báo.

Đồng thời, ông Herrera nói thêm: "Đây là xu hướng không thể tránh khỏi. Thái Lan sẽ cần chuẩn bị tinh thần cho đợt nắng nóng kỷ lục vào phần lớn tháng 5 và từ giờ tới hết tháng 4".

Nắng nóng gây ảnh hưởng lớn

Trong khi đó, Tại Malaysia, ít nhất hai ca tử vong do nắng nóng được ghi nhận, bao gồm một thanh niên 22 tuổi từ bang phía bắc Pahang và bé trai 3 tuổi ở bang Kelantan lân cận. Cả hai đều chết do sốc nhiệt. Nhà chức trách ở Sabah, một bang trên đảo Borneo, báo cáo gần 300 đám cháy bùng lên ở trang trại, đồn điền và khu rừng trong tháng 2.

Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi lưu ý biến đổi khí hậu đã khiến "Malaysia dễ tổn thương hơn bởi nắng nóng cực độ". Hiện Malaysia đang chuẩn bị cho nguy cơ nắng nóng cấp độ thứ ba và cảnh báo làn sóng này "có thể xảy ra bất cứ lúc nào".

Ở các quốc gia khác sóng nhiệt cũng đang ảnh hưởng tới nhiều hoạt động sản xuất, trồng trọt.

Tại Philippines, hàng trăm trường học phải đóng cửa sau khi nhiệt độ hàng ngày tăng trên 42 độ C.

Tại Singapore, một số trường yêu cầu học sinh mặc quần áo mát mẻ cho tới khi có thông báo mới, trong tình hình nhiệt độ cao kéo dài những tuần gần đây. Hàng trăm trường học ở Philippines, bao gồm thủ đô Manila, cũng tiến hành biện pháp tương tự, thậm chí cho học sinh nghỉ sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng.

Nguyễn Đức