• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng tình với Báo cáo của Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Ý kiến các cử tri, chuyên gia nhiều lĩnh vực đánh giá cao bản lĩnh của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên trì, dũng cảm, quyết liệt trong quản lý, điều hành, cải cách thể chế, đạt nhiều kết quả lớn, xoay chuyển được tình hình, đưa nền kinh tế từ khó khăn sang ổn định và phát triển.

02/04/2016 10:40

Khái quát về nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nhận định: "Chính phủ đã điều hành nền hành pháp ổn định, đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, không bị đổ vỡ, giữ vững tăng trưởng dương. Có thái độ kiên quyết trước những hành vi sai trái của Trung Quốc. Có tinh thần đổi mới về thể chế, quan tâm đến việc làm luật, nhằm bảo đảm quyền con người và quyền công dân”.

Theo đại biểu, đó là những thành tích lớn nhất của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ mà cử tri công nhận.

Báo cáo khách quan, trung thực, trách nhiệm và cầu thị

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đánh giá Báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã phản ánh được thực tiễn của đất nước và bối cảnh quốc tế với tinh thần khách quan, trung thực, có trách nhiệm và cầu thị.

“Cần phải nhấn mạnh những khó khăn, thách thức từ những yếu kém của kinh tế trong nước và tác động tiêu cực của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, diễn biến căng thẳng và phức tạp ở Biển Đông mới thấy hết những kết quả tích cực mà kinh tế Việt Nam đã đạt được”, TS Nguyễn Trọng Phúc khẳng định.

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhắc lại bối cảnh cuối nhiệm kỳ trước, những năm 2009, 2010 lạm phát lên tới khoảng 20%, thu nhập bình quân đầu người tuy đã vượt qua ngưỡng của nước nghèo, kém phát triển song vẫn ở mức 1.168 USD (năm 2010).

Trong bối cảnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều hành nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành quả quan trọng như Báo cáo đã trình bày. Trong đó, cần nhấn mạnh những thành công chủ yếu là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Nhờ tăng trưởng kinh tế mà ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Đại hội XI của Đảng, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và đạt được kết quả bước đầu. Tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược, đạt được kết quả tích cực, điểm nổi bật là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính.

“Sự dũng cảm trước áp lực rất lớn”

Cũng cho rằng để đánh giá 5 năm quản lý, điều hành của Chính phủ thì trước hết phải nhìn lại bối cảnh đầu nhiệm kỳ, nhưng với góc nhìn chuyên môn sâu, TS Trần Du Lịch phác thảo rõ ràng hơn tình hình mà ông xác định là “nền kinh tế đứng trước nguy cơ bất ổn quá lớn”: Lạm phát có nguy cơ phi mã, lãi suất quá cao, hệ thống ngân hàng bất ổn với một bộ phận có nguy cơ sụp đổ, lại thêm nợ xấu nổi lên chỉ 1 năm sau đó.

“Tôi đánh giá rất cao Nghị quyết 11 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tất nhiên Nghị quyết 11 có điểm tựa là Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, nhưng kiên trì thực hiện là vai trò của Chính phủ. Trong vài năm sau đó, áp lực xã hội là rất lớn, nhất là khi siết chặt đầu tư, cung tiền, nhưng Chính phủ đã không dao động. Phải nói đó là một sự dũng cảm trong điều hành. Kết quả là Chính phủ đã xoay chuyển được tình hình. Tôi nhớ tại một diễn đàn, có người đổ tội Nghị quyết 11 làm kinh tế ‘chết’, nhưng tôi đứng lên phản ứng, nếu không có Nghị quyết 11, nền kinh tế mới ‘chết’”, TS Trần Du Lịch nói.

Cùng quan điểm này, TS. Trương Văn Phước cho rằng, nếu ở đầu nhiệm kỳ, bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn thì nay nền kinh tế đã gần như quay lại quỹ đạo tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, duy trì được lạm phát thấp. Theo ông Trương Văn Phước, đây là “nét nổi bật nhất trong rất nhiều cái được của nền kinh tế Việt Nam 5 năm qua”.

Tương tự, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh Chính phủ đã “dám làm” hai công việc lớn. Thứ nhất, Chính phủ đã nhìn thẳng vào thực chất của nền kinh tế, tập trung ổn định kinh tế vĩ mô đạt kết quả, xoay chuyển được tình hình. Thứ hai, tiến hành những chương trình rất lớn, rất tham vọng nhưng có lộ trình, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, đó là bên cạnh ổn định vĩ mô thì dần phục hồi nền kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập sâu rộng. Mặc dù, việc triển khai các chương trình này ở nơi này nơi khác còn chưa thật tốt.

Tuy nhiên, theo TS. Võ Trí Thành, lạm phát thấp đã tạo dư địa cho chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng cũng có những thời kỳ chúng ta chưa điều hành thực sự uyển chuyển để “tóm” được dư địa đó.

Nói cụ thể hơn về chỉ tiêu tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ, TS. Trần Du Lịch cho biết trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm, Quốc hội đã có điều chỉnh mục tiêu và luôn đặt ra 3 vấn đề cạnh nhau, đó là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.

“Vậy mức tăng trưởng bình quân 5,9% đã hợp lý chưa? Tôi cho rằng để xem có hợp lý hay không, cần phân tích hai khía cạnh. Thứ nhất, tăng trưởng mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy trong trường hợp Việt Nam, tăng trưởng hơn 5% là đủ để giải quyết việc làm cho số lao động đến tuổi, thất nghiệp không giảm nhưng cũng không tăng. Thứ hai là tăng trưởng phải đủ để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, dường như chúng ta coi lạm phát càng thấp càng tốt, chưa hẳn là như vậy. Nếu lạm phát quá thấp thì lãi suất thực dương quá lớn, làm nản lòng những người kinh doanh”, TS. Trần Du Lịch đưa quan điểm.

Bước tiến lớn về xây dựng pháp luật, cải cách thể chế

Từ góc nhìn cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá thành công lớn của nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua là đã trình Quốc hội ban hành nhiều đạo luật quan trọng tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… Việc hoàn thiện khung khổ pháp luật đã được chú trọng, Chính phủ đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, đó là nét mới.

“Đánh giá tổng thể thì việc xây dựng pháp luật đã ghi những bước tiến lớn và tạo những tiền đề tốt cho Chính phủ nhiệm kỳ mới’, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét.

Đặc biệt, trong cải cách thể chế, với Nghị quyết số 19/NQ-CP, Chính phủ đã lần đầu tiên đặt mục tiêu chất lượng thể chế trong so sánh với các nước trong khu vực, theo các chuẩn mực thế giới, chứ không chỉ “ta so với ta trước đây”. Việc đo lường kết quả cải cách cũng rõ ràng, chính xác hơn. Người đứng đầu Chính phủ đã hết sức quyết liệt trong vấn đề này, làm việc trực tiếp với nhiều bộ ngành, thậm chí “vượt cấp” tới tận Tổng cục.

Một điểm nổi bật khác trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là đánh giá kết quả cải cách hành chính theo thước đo của người dân, doanh nghiệp. Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng đây là cách tiếp cận rất khác trước và rất phù hợp, bởi chính người dân và doanh nghiệp là những người thụ hưởng, họ sẽ đánh giá chính xác nhất việc cải cách có thành công không, đạt kết quả đến mức nào. “Chúng tôi kỳ vọng nhiệm kỳ Chính phủ mới sẽ tiếp xúc và lắng nghe doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, nhiều hơn nữa”, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ.

Tuy nhiên, Trưởng ban Pháp chế của VCCI cũng đề nghị tinh thần quyết liệt của Chính phủ cần được quán triệt mạnh mẽ hơn đến các bộ ngành, địa phương và từng cán bộ, công chức trong việc thực thi, để có thể bảo đảm “đồng tốc” với Chính phủ, với Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực đổi mới, phát huy được hết hiệu quả cải cách. Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn và chất lượng của các văn bản dưới luật, đặc biệt là thông tư, cũng vẫn là vấn đề lớn.

Theo PGS. TS Bùi Quang Bình, Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng, trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, trong thời gian 5 năm, Chính phủ đã đạt được thành công cơ bản. Bức tranh toàn cảnh Việt Nam 2011-2016 sáng hơn so với giai đoạn trước, nền kinh tế đã vượt qua suy thoái và lấy lại đà tăng trưởng và được thể hiện rất rõ trong báo cáo cuối nhiệm kỳ.

Trong vấn đề thể chế, thành công nhất là Chính phủ đã nỗ lực trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh và tạo ra các điều kiện có tính chất thị trường hơn và giảm sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp. Thủ tục đầu tư kinh doanh, đăng ký kinh doanh cũng được các địa phương quan tâm cải cách. Năng lực quản trị được sử dụng như tiêu chí để Chính phủ “nhắc nhở” các Bộ ngành, địa phương.

Chính phủ cũng có nhiều thay đổi trong điều hành, quản lý, tiếp nhận thông tin phản hồi, minh bạch thông tin về hoạt động của Chính phủ. Việc triển khai Chính phủ điện tử là cơ hội để Chính phủ tự đổi mới mình, gắn kết chặt chẽ hơn với người dân.

Về pháp luật, thành công nhất là trong nhiệm kỳ, Chính phủ đã đề xuất được khoảng 82 dự luật, đây là con số không hề nhỏ. Đồng thời Chính phủ đã có sự điều chỉnh, tiếp thu, có tinh thần cầu thị trong điều chỉnh luật.

Uy tín đối ngoại của Chính phủ ngày càng cao

Luật sư Đoàn Công Thiện, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang nhận định, cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội trong nước, về mặt đối ngoại, uy tín của Chính phủ ngày càng cao. Chính phủ đã tranh thủ được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nhiều quốc gia đã và đang lên tiếng phản đối những hành vi vi phạm, sai trái của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam… Đó là những thành tựu rất to lớn trong nhiệm kỳ qua của Chính phủ.

TS Bùi Quang Bình khẳng định Chính phủ đã giải quyết được việc cắm mốc biên giới với Lào, Campuchia và cả Trung Quốc, củng cố được an ninh quốc phòng. Việc xử lý khéo léo vấn đề biển Đông cũng được coi là thành công của Chính phủ. Vấn đề hội nhập cũng là thành công lớn, ngoài việc hội nhập kinh tế ASEAN thì điểm nhấn là TPP, tạo bước chuyển thuận lợi cho Chính phủ nhiệm kỳ tới.

TS Nguyễn Trọng Phúc cũng đánh giá hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chủ động và tích cực thực hiện. Thành công cần được khẳng định là đã chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP, tham gia tích cực trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Nhiều khó khăn, thách thức lớn trên đường phát triển

Bên cạnh những thành tựu lớn, các chuyên gia đồng tình với những hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội và trong quản lý, điều hành được Chính phủ chỉ rõ trong các báo cáo trình Quốc hội. Đây cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ mới phải giải quyết.

“Chẳng hạn, năng lực dự báo còn hạn chế, như việc dự báo giá dầu và diễn biến của thị trường thế giới với những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Rồi mô hình tăng trưởng cũ dựa vào đầu tư, chi tiêu thường xuyên nhanh hơn dự kiến… đã kéo theo bội chi ngân sách, nợ công tăng. Chính phủ mới tới đây cần phải quan tâm vấn đề này vì nó cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự ổn định của cả hệ thống”, TS. Bùi Quang Bình nhận định.

Liên quan đến bội chi ngân sách, nợ công, ông Trương Văn Phước lưu ý cần nhìn nhận trong bối cảnh các quy định về vấn đề này còn chồng chéo. “Ngay cả vấn đề trần nợ công cũng cần nhìn từ một khía cạnh khác, là làm sao cải cách để chất lượng chi tiêu hiệu quả hơn, chứ không nên vì mức trần 65% mà trói buộc tất cả lại”, ông Phước nêu quan điểm.

Luật sư Đoàn Công Thiện chia sẻ những băn khoăn trên một số lĩnh vực như tệ tham nhũng, quan liêu, lạm quyền, sự vô cảm, thiếu tin thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức trong bộ máy công quyền chưa được đầy lùi; tình trạng bức cung, nhục hình và xâm phạm thân thể công dân (thậm chí có trường hợp dẫn đến chết người) trong việc mời, bắt, giữ, giam, trong hoạt động điều tra còn xảy ra ở nhiều nơi…

“Những vấn đề này nếu không được khắc phục thì lòng tin của nhân dân với chính quyền sẽ ngày càng giảm đi”, Luật sư nói.

TS. Nguyễn Trọng Phúc đề nghị trong nhiệm kỳ tới, Chính phủ cần khắc phục có hiệu quả những hạn chế yếu kém hiện nay của nền kinh tế: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp...

“Đó là những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển cần được nhận thức rõ và chủ động vượt qua”, PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc nhận định.

Nhân dân sẽ đánh giá chính xác nhất

Đánh giá về các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, TS. Trần Du Lịch cho rằng, để chèo lái được một con thuyền vượt qua sóng gió thì Thủ tướng Chính phủ - người cầm lái phải chứng tỏ được bản lĩnh, sự kiên trì và tự tin, nếu thuyền trưởng dao động thì con thuyền sẽ chông chênh.

Còn theo TS. Võ Trí Thành, bài học từ các thành viên Chính phủ tạo được nhiều dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua là phải chuyên nghiệp, dũng cảm, trách nhiệm cao trong thực hiện những vấn đề đã được thảo luận kỹ lưỡng, đồng thời có trách nhiệm cao trong giải trình.

“Kết quả cuối cùng hãy để người dân và xã hội nhìn nhận, không có đánh giá nào chính xác hơn sự nhìn nhận của xã hội, của người dân”, TS. Võ Trí Thành nói.

Nhóm phóng viên