• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dòng vốn tín dụng chính sách thông suốt, kịp thời sau sáp nhập trên vùng cao Mang Yang

(Chinhphu.vn) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đồng bào các dân tộc Mang Yang, tỉnh Gia Lai có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Vốn tín dụng chính sách (TDCS) trở thành "đòn bẩy" giúp người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.

22/07/2025 16:04
Dòng vốn tín dụng chính sách thông suốt, kịp thời sau sáp nhập trên vùng cao Mang Yang- Ảnh 1.

Bà con dân tộc thiểu số xã Mang Yang giảm nghèo, làm giàu từ cây cà phê nhờ vốn tín dụng chính sách.

Vốn nhân văn đến tận tay người thụ hưởng

Phòng giao dịch NHCSXH Mang Yang phụ trách địa bàn 5 xã mới là Pơ Lang, Kon Chiêng, H'ra, Ayun và Mang Yang (thuộc huyện Mang Yang cũ). Đây là vùng đất thuần nông trên cao nguyên với dân số gần 70.300 người, gồm 18 dân tộc anh em; trong đó, dân tộc Ba Na chiếm gần 56% dân số.

Những ngày giữa tháng 7/2025, về miền đất Mang Yang, hiển hiện trước mắt là những con đường nhựa, bê tông mở rộng, phẳng lì; những vùng quê yên ả, thanh bình, minh chứng về sự thay đổi rõ rệt tại các làng quê. Thành quả đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó, phải kể đến những đóng góp thiết thực, hiệu quả của NHCSXH trên địa bàn Mang Yang.

Đến gia đình chị Đơr ở làng Kret Krot, xã H'ra, chị tâm sự: "Trước đây, nhà mình rất nghèo. Được cán bộ NHCSXH hướng dẫn, mình được vay 50 triệu đồng để trồng 500 cây cà phê. Được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên hiện nay, cà phê đã cho thu hoạch, mỗi năm thu khoảng trên 200 triệu đồng, đã trả hết nợ lại còn có của ăn của để".

Còn ông Trần Văn Thu, thôn Châu Sơn, xã Mang Yang vay vốn cho 2 người con trang trải chi phí học tập tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM. "Nay các cháu đã tốt nghiệp ra trường và làm tại Bình Dương. Hằng tháng, các cháu dành dụm tiền gửi về giúp đỡ bố mẹ và đã trả hết món nợ vay"- ông Thu bộc bạch.

Một trường hợp khác người dân tộc Ba Na cũng đã thoát nghèo nhờ vốn TDCS là ông Hoal, dân tộc Ba Na ở làng Kon Brung, xã Ayun. Ông cho biết: "Tôi được vay vốn để chăn nuôi bò và chăm sóc 500 cây cà phê. Gia đình tôi nay đã thoát nghèo và còn dành vốn đầu tư trồng 3.000 cây bời lời và chăn nuôi dê, mua xe công nông để phục vụ sản xuất và chạy dịch vụ. Nếu không có vốn ưu đãi, không biết gia đình tôi sẽ xoay xở thế nào.".

Dòng vốn tín dụng chính sách thông suốt, kịp thời sau sáp nhập trên vùng cao Mang Yang- Ảnh 2.

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mang Yang khảo sát, tư vấn cho người dân sử dụng hiệu quả vốn vay.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Mang Yang Nguyễn Đặng Hoàng Quân cho biết: "Điểm nổi bật trong hoạt động TDCS là được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị. Dòng vốn TDCS đã phát huy tác dụng, trở thành trợ lực quan trọng, trụ cột giảm nghèo, đồng hành với những người nông dân cần cù, có khát vọng vươn lên có vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, làm giàu từ đồng vốn nhân văn".

Đến nay, tổng nguồn vốn từ ngân sách huyện Mang Yang (cũ) chuyển sang NHCSXH để cho vay là 11,59 tỷ đồng. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền luôn xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS. 

Bà Hoàng Thị Lan Anh, Bí thư Đảng ủy xã Pơ Lang, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mang Yang cho biết, hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn để triển khai cho vay các chương trình TDCS. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục, hồ sơ, giám sát đối tượng vay vốn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Tính đến ngày 20/7/2025, Mang Yang đạt tổng dư nợ 482,57 tỷ đồng, với 9.171 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng. Từ đầu năm đến nay, vốn TDCS đã giúp cho 63 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho 214 lao động, 17 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng 1.038 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xây mới 34 căn nhà ở cho hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn TDCS đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Mang Yang Lê Trọng, sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã giúp nguồn vốn không những tăng trưởng nhanh, mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy tích cực, hiệu quả, tô đậm thêm một chủ trương đầy tính nhân văn của Đảng.

Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Mang Yang Nguyễn Hồng Vũ cho biết, hiện nay đơn vị đã triển khai ứng dụng giáo dục số, chuyển đổi số cho khách hàng, phần mềm VBSP Smart Banking đến toàn thể 100% cán bộ của đơn vị và cán bộ nhận ủy thác.

Các dịch vụ thường xuyên được sử dụng như chuyển tiền lương, chuyển tiền nhanh 24/7, thanh toán tiền điện, nước… cơ bản đã đáp ứng nhu cầu và được giao dịch thường xuyên, thực hiện đăng ký thông tin sinh trắc học qua ứng dụng VBSP Smart Banking. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng Quản lý TDCS, tiến tới cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện tới khách hàng. Hiện nay, trên địa bàn có 310 khách hàng tham gia; 203 tổ tiết kiệm vay vốn tham gia, đạt tỉ lệ 100%. Chất lượng tín dụng luôn được nâng được cao, nợ quá hạn hiện chỉ còn 0,08%/ tổng dư nợ.

Dòng vốn tín dụng chính sách thông suốt, kịp thời sau sáp nhập trên vùng cao Mang Yang- Ảnh 3.

Động viên, chia sẻ với người dân về phát huy hiệu quả đồng vốn.

Bảo đảm dòng vốn thông suốt, kịp thời sau sáp nhập

Sau khi hợp nhất, Phòng giao dịch NHCSXH Mang Yang triển khai nghiêm túc hoạt động giao dịch nhằm bảo đảm hoạt động TDCS ổn định, thông suốt, mang đến sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng. Chính quyền các xã chỉ đạo sát sao, quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và cử cán bộ công an có mặt tại điểm giao dịch xã nhằm bảo đảm mọi hoạt động giao dịch diễn ra an toàn, hiệu quả.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Mang Yang Nguyễn Đặng Hoàng Quân cho biết: "Sau khi sáp nhập xã, chúng tôi tiếp tục duy trì 13 điểm giao dịch tại các xã như trước. Lịch giao dịch được thực hiện vào một ngày cố định hằng tháng như trước khi sáp nhập, các phiên giao dịch thông suốt, an toàn, hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động giải ngân, cho vay, thu nợ diễn ra bình thường. Người dân thuận lợi trong việc di chuyển, không phải đi lại xa".

Cùng với đó, dấu ấn nổi bật thời gian qua là đơn vị đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, gần dân, sát dân, tận tụy thực hiện nhiệm vụ với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ".

Có thể khẳng định, nguồn vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách mà hơn cả là vì sự phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Dòng vốn TDCS đã và đang chảy đều đặn, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm, sinh sôi trên vùng quê cách mạng Mang Yang đang vươn mình đi tới.

Nguyễn Văn Chiến