• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự án nạo vét suối Săn Máu: Sau 13 năm mới thành hiện thực

Sau 13 năm kể từ khi có chủ trương, đến nay dự án nạo vét suối Săn Máu (TP.Biên Hòa) mới chính thức được khởi công. Niềm mong mỏi bấy lâu nay của người dân TP.Biên Hòa đến nay mới trở thành hiện thực…

21/12/2011 12:39
Triển khai thi công giai đoạn 1 của dự án. 13 năm chờ đợi Suối Săn Máu có tổng chiều dài 15.870 m đi qua 8 phường của TP.Biên Hòa. Đầu nguồn của nhánh suối chính xuất phát từ phườn Tân Hòa, chảy qua các phường Tân Biên, Hố Nai, Trảng Dài, Tân Phong, Tân Tiến, Thống Nhất, Tân Mai, sau đó đổ ra sông Cái. Đây là dòng suối hình thành tự nhiên và được xem là trục chính trong việc thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, tiểu thủ công nghiệp và chống ngập cho phần lớn diện tích các phường nội ô của TP.Biên Hòa. Nhiều năm qua, do không được cải tạo và tình trạng người dân lấn chiếm đất 2 bờ suối nên dòng suối cứ dần bị thu hẹp. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến lượng nước mặt tập trung về suối rất nhanh, đặc biệt là mỗi khi có mưa lớn khả năng thoát lũ rất kém, gây nên tình trạng ngập lụt cục bộ ở nhiều nơi và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó vào mùa khô, mùi hôi thối từ dòng suối bốc lên và phát tán theo chiều gió làm ô nhiễm không gian cả một vùng rộng lớn của thành phố, gây bức xúc trong nhân dân. Do không được cải tạo nên thời gian qua suối Săn Máu bị bồi lắng nhiều. Trước thực trạng đó, ngay từ năm 1998, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho UBND TP.Biên Hòa làm chủ đầu tư dự án nạo vét suối Săn Máu. Năm 2000, dự án được giao lại cho Ban quản lý dự án nông nghiệp (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông Nguyễn Văn Thảo, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: để phù hợp với điều chỉnh quy hoạch của thành phố và với một số dự án khác trên địa bàn; các chế độ, chính sách, đơn giá về bồi thường, tái định cư liên tục thay đổi; công tác quản lý đất đai, cập nhật biến động quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế…Do đó, nhiều lần dự án phải điều chỉnh nội dung, thay đổi phương án thiết kế và dự toán bồi thường. Đến tháng 02/2010, UBND tỉnh mới quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án. Và ngày 20/12/2011 vừa qua, dự án đã chính thức được khởi công. Sau 13 chờ đợi, ngày 20/12 vừa qua dự án chính thức được khởi công. …đã trở thành hiện thực Theo phương án phê duyệt điều chỉnh dự án đã được UBND tỉnh thông qua, suối Săn máu thuộc phạm vi của dự có chiều dài 6.052 m, được chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 dài 3.100m, bắt đầu từ K0 000 (cách cầu Săn Máu 70m về phía hạ lưu) đến K3 100 cầu bê tông vào cư xá Bệnh viện Tâm thần TW2. Suối có mặt cắt ngang thiết kế là hình thang, toàn bộ đáy và mái suối kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng đáy là 7,5 m; 2 bên bờ suối làm vỉa hè rộng mỗi bên 4 m bằng bê tông, có rãnh thoát nước 2 bên được đấu nối với các cống tiêu và cửa xả. Đoạn 2 dài 1.532 m, từ K3 100 đến K4 632 (gần cầu Mương Sao), hình thức và kết cấu kênh tương tự đoạn 1. Đoạn 3 dài 1.420 m từ K4 632 (hạ lưu cầu Mương Sao) đến K6 052 (cầu Rạch Gió); thiết kế kênh mặt cắt ngang hình chữ nhật, chiều rộng đáy kênh là 24 m, kè tường đóng cọc ván bê tông tiền áp, đỉnh kè có dầm mũ, kết cấu bê tông cốt thép có lan can bảo vệ. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 409 tỷ đồng, trong đó xây lắp là 153 tỷ đồng, tiền đền đền bù và các chi phí khác 256 tỷ đồng. Dự kiến việc nạo vét và xây kè sẽ hoàn tất vào năm 2015. Thanh Cảnh