• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn

(Chinhphu.vn) - Hiện cả nước mới có 5.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chiếm 4,5% tổng số DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động với doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo. Dư địa để phát triển CNHT còn rất lớn.

02/11/2022 09:13
Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn - Ảnh 1.

CNHT chủ yếu mới tập trung vào các ngành gỗ, dệt may, da giày... ở các lĩnh vực khác dư địa còn rất lớn - Ảnh: Laodong.vn

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu DN Việt Nam tham gia vào sản xuất, chế tạo trong ngành CNHT. Đây là con số quá thấp khi so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Như vậy, ngành CNHT đang rất cần phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu với quy mô lớn hơn, bao trùm hơn. Điều đó cho thấy, “mảnh đất” CNHT còn quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Trong khi đó, hiện nay, các sản phẩm CNHT đang tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như dệt may, da giày, chế biến gỗ và cơ khí, còn những sản phẩm CNHT mang hàm lượng công nghệ cao, tinh vi, phức tạp… thì chưa được đầu tư để có được những nhà máy CNHT đáp ứng yêu cầu này.

Mặc dù theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỉ lệ DN FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các DN tại nước mẹ đã giảm dần từ 58,7% xuống 41,4%.

Trong 5 năm qua, các DN FDI cũng đang giảm dần sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước thứ ba nhờ ngành CNHT tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay cả những ngành được coi là có CNHT trong nước như dệt may, nhưng xét theo chuỗi giá trị, tỉ trọng DN hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% DN dệt may, da giày có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Tỉ lệ này ở DN điện tử cao hơn, nhưng cũng chỉ ở mức 33%.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) nhấn mạnh: Phần lớn DN CNHT chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng. Chỉ có khoảng 20% DN có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% DN có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường).

Điều này cho thấy, dự địa của ngành CNHT còn rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần khơi thông các chính sách để thu hút đầu tư về nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để “phủ đầy” những khoảng trống về CNHT hiện nay.

GT