• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự kiến mức phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

02/12/2022 11:51
Dự kiến mức phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường - Ảnh 1.

Dự thảo nêu rõ, người nộp phí là các tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện thẩm định cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định pháp luật là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.

Mức thu phí 

Đối với thẩm định cấp mới, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận, mức thu phí được xác định theo công thức sau:

Mức thu phí

=

Chi phí thẩm định

x  K

x  M

Trong đó:

- Chi phí thẩm định: 42.000.000 đồng (Mức chi phí tối thiểu thực hiện đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế tại tổ chức và họp Hội đồng thẩm định một hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường).

- K: Hệ số vị trí địa lý theo khu vực của tổ chức đề nghị chứng nhận, chi tiết tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

- M: Hệ số điều chỉnh theo số lượng thông số môi trường đề nghị chứng nhận.

Mức phí thẩm định cụ thể như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

                M

     K

Dưới 16 thông số

(M = 1,0)

Từ 16 đến 30 thông số

(M = 1,2) 

Từ 31 đến 45 thông số

(M = 1,4) 

Từ 46 đến 60 thông số

(M = 1,6) 

Trên 60 thông số

(M = 1,8) 

Đồng bằng sông Hồng (K = 1,0)

42.000

50.400

58.800

67.200

75.600

Trung du và miền núi phía Bắc (K = 1,1)

46.200

55.440

64.680

73.920

83.160

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (K = 1,2)

50.400

60.480

70.560

80.640

90.720

Tây Nguyên

 (K = 1,3)

54.600

65.520

76.440

87.360

98.280

Nam Bộ

 (K = 1,4)

58.800

70.560

82.080

94.080

105.840

Quản lý và sử dụng phí

Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 60% trên tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 40% vào ngân sách nhà nước.

Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi phí cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và tổ chức họp của Hội đồng thẩm định.

Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương