• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự kiến tăng 10 lần kinh phí khuyến công quốc gia

(Chinhphu.vn) – Theo đề xuất của Bộ Công Thương, từ nay đến 2020, ngân sách nhà nước sẽ chi 8.500 tỷ đồng để khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động. Kinh phí này tăng hơn 10 lần so với kinh phí khuyến công trong 7 năm qua (2007-2012).

10/05/2013 11:25

Ảnh minh họa
Đề xuất trên được Bộ Công Thương đưa ra tại dự thảo Quyết định Phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2020 đang được Bộ này chủ trì soạn thảo.

Theo đó, từ nay đến 2020, kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương dành cho các hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 5.000 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương dành cho đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm khuyến công quốc gia ở các vùng và chi hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm khuyến công của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dự kiến là 3.500 tỷ đồng.

Nếu so với kinh phí 400 tỷ đồng dành cho các hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý giai đoạn 2007 - 2012 thì khoản kinh phí cho 7 năm tới cao hơn 10 lần.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2012 cả nước có 265.027 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Ngoài ra, theo đề xuất của Bộ Công Thương, chương trình khuyến công sắp tới còn bổ sung phần hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường còn được hỗ trợ tư vấn, lãi vay để di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

Cũng theo dự thảo chương trình khuyến công quốc gia đến 2020, một số mục tiêu được đặt ra như đào tạo khoảng 300.000 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ khoảng 30.000 lượt học viên tham gia các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải chung cho 215 cụm công nghiệp…

Bạn đọc xem toàn văn và góp ý dự thảo tại đây.

 

Thanh Hoài