• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Du lịch Hà Nội - Điểm sáng tăng trưởng

Chinhphu.vn) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhận định, những năm qua, ngành Du lịch Hà Nội đã trở thành một trong số ít các “điểm sáng tăng trưởng” với các chỉ tiêu năm sau đều đạt cao so với năm trước.

09/10/2014 17:38
Dự kiến lượng khách du lịch đến Hà Nội sẽ tăng trong dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Đỗ Hương
Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội nhận định, kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô cũng là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành Du lịch Thủ đô. Hà Nội hôm nay luôn được du khách đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn, khách du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước.

Điểm đến an toàn, hấp dẫn

Để đạt được điều này là nỗ lực đáng khích lệ của các doanh nghiệp du lịch, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế kéo dài, gần đây là ảnh hưởng về thị trường du lịch khách Trung Quốc theo xu hướng giảm đã tác động bất lợi cả trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động du lịch trên mọi mặt.

Tuy còn gặp khó khăn, nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội trung bình hằng năm tăng hơn 10%. Năm 2011, Hà Nội đạt hơn 1,8 triệu lượt khách; năm 2012 đón trên 2,1 triệu lượt khách; đến năm 2013, Hà Nội đã đón vị khách quốc tế thứ 2,5 triệu.

Trong 9 tháng năm 2014, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội là gần 1,5 triệu lượt người, tăng 17,1% so cùng kỳ năm 2013. Còn chỉ tính riêng trong tháng 9/2014, khách quốc tế vào Hà Nội khoảng 136.600 lượt, giảm 2,5% so tháng trước và tăng 4,9% so cùng kỳ.

Đa dạng hóa hình thức đầu tư

Trong thời gian qua, du lịch Hà Nội đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch được tăng cường, công tác xúc tiến quảng bá được quan tâm. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành Du lịch Hà Nội được bổ sung từng bước. Sản phẩm du lịch được chú trọng hơn về chất và lượng, từng bước được xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút ngày càng nghiều nguồn vốn để phát triển du lịch.

Hà Nội cũng đã triển khai và đưa vào hoạt động Bộ phận Hỗ trợ khách du lịch, kết hợp với thiết lập đường dây nóng trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn từ ngày 1/8/2013 để từng bước tạo chuyển biến trong việc xây dựng môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Góp phần vào sự phát triển du lịch Thủ đô là trên 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, gần 100 doanh nghiệp lữ hành nội địa, hơn 20 công ty vận chuyển khách du lịch với quy mô lớn, khoảng 317 cơ sở lưu trú được xếp hạng và hơn 3.000 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ.

Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội hoạt động tương đối ổn định và có nhiều sáng tạo trong xây dựng các tour-tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch tại Thủ đô. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp lữ hành đã góp phần vào việc tăng lượng khách đến Thủ đô mỗi năm.

Với hệ thống dịch vụ có chất lượng, nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, năm 2013, Hà Nội được tạp chí Smart Travel Asia đánh giá đứng thứ 5/10 điểm đến hấp dẫn châu Á; tạp chí Trip Advisor đánh giá đứng thứ 14/25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới và đề cử Hà Nội đứng thứ 8/10 điểm đến đang nổi của thế giới.

Du lịch Hà Nội phát triển đã thu hút hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp từ các dịch vụ du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng lao động phổ thông và lao động có trình độ cao. Các hoạt động du lịch đã góp phần vào sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của Thủ đô, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch khi đến Thủ đô. Ảnh Huy Anh

Hướng tới du lịch văn hóa

Hà Nội được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn bởi ngoài ưu thế dày đặc về di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Hơn nữa, từ khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô có thêm nhiều danh làm thắng cảnh với cảnh quan kỳ thú khiến cho Hà Nội nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lễ hội và làng nghề.

Cùng với những giá trị lịch sử, Hà Nội đang tập trung hướng tới loại hình du lịch văn hóa bởi đến nay Hà Nội có trên 5.000 di tích, danh thắng lịch sử, trong đó có hơn 2.100 di tích đã được xếp hạng như thành Cổ Loa, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chùa Hương, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm…

Cùng với Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới; Hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại góp phần không nhỏ để Hà Nội phát huy loại hình du lịch văn hóa này.

Vì vậy, ngành Du lịch Hà Nội đã đặt mục tiêu đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khai thác lợi thế văn hóa, sinh thái, nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi để thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Hà Nội cũng thực hiện việc phát triển du lịch Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba Vì; phát triển du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng nghề, ẩm thực trên địa bàn thành phố.

Loại hình du lịch văn hóa được khai thác tại các điểm du lịch văn hóa-lịch sử của Hà Nội như khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, lễ hội Gióng, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, bảo tàng Hà Nội, Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương, Chùa Thày, Chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, làng khoa bảng Đông Ngạc, làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc và một số làng nghề truyền thống khác.

Xác định tình hình kinh tế-xã hội chung chắc chắn còn nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch Hà Nội vẫn tự tin vững bước, tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch Hà Nội theo hướng phát triển bền vững. Các doanh nghiệp du lịch được khuyến khích xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, quảng bá du lịch Hà Nội dưới nhiều hình thức để góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Huy Anh