• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Du lịch Vĩnh Phúc: Cần chất hơn lượng!

(Chinhphu.vn) - Mặc dù lượng du khách đến Vĩnh Phúc mỗi năm một tăng, 6 tháng đầu năm đạt gần 2 triệu lượt nhưng doanh thu chỉ đạt 721 tỷ đồng cho thấy năng lực phục vụ, đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch địa phương còn yếu.

28/09/2016 15:29
Khu Trung tâm văn hóa-lễ hội Tây Thiên.

TTXVN dẫn lời ông Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhìn nhận Du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách; hạ tầng du lịch và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

Khách du lịch đến nhiều nhưng doanh thu không cao, chủ yếu là khách đến tham quan nhưng ít sử dụng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, thuê phòng nghỉ lại qua đêm.

Các khu, điểm du lịch của Vĩnh Phúc phát triển chậm, các sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, đơn điệu và đang có xu hướng giảm dần tính hấp dẫn, giảm dần tính cạnh tranh. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn khách quốc tế. Khách du lịch đến Vĩnh Phúc có mức chi dùng rất thấp (chi tiêu dùng của khách chủ yếu là dịch vụ ăn uống và lưu trú), các sản phẩm lưu niệm chỉ đáp ứng được 5-10% sức mua của khách du lịch.

Các doanh nghiệp du lịch chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm; ý thức về quảng bá du lịch của các doanh nghiệp còn mang nặng tính hình thức. Môi trường sinh thái du lịch có biểu hiện suy giảm, nhiều điểm du lịch chưa khai thác đã bị phá vỡ cảnh quan.

Nhận thức được vấn đề này, Vĩnh Phúc đang tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển đa dạng loại hình du lịch trên cơ sở tiềm năng sẵn có như du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu tìm hiểu văn hóa-tâm linh-lịch sử, du lịch làng nghề; tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho một số lao động trong ngành du lịch-dịch vụ.

Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phục vụ nhằm tăng thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách, góp phần từng bước đưa du lịch phát triển bền vững, là ngành kinh tế đóng góp ngày càng quan trọng vào kinh tế địa phương.
PV