Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cần ban hành văn bản Luật
Ông Bùi Bình Minh, cán bộ Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) |
“Trong khi đó, những tác hại của thuốc lá như gây viêm nhiễm đường hô hấp, ung thư phổi, thậm chí ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản... không chỉ xảy ra với người trực tiếp hút thuốc lá mà cả với những người hít phải khói thuốc lá. Do đó, tôi hy vọng khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được thông qua sẽ hạn chế tình trạng buôn bán và sử dụng thuốc lá tràn lan như hiện nay”, ông Minh nêu ý kiến.
Theo anh Lê Thanh Tuấn (Lê Duẩn, Hà Nội), Việt Nam có tỷ lệ hút thuốc lá cao và ngày càng tăng. Các quy định về hút thuốc lá nơi công cộng hầu như ít được thực hiện, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động cao. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng thuốc lá nhiều và dễ dàng tiếp cận thuốc lá. Chưa kể, giá thuốc lá thấp, bán lẻ tràn lan nên việc tiếp cận và sử dụng thuốc là rất dễ dàng, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Anh Lê Thanh Tuấn (Lê Duẩn, Hà Nội) |
Còn sinh viên Nguyễn Minh Thắng (Đại học Bách Khoa, Hà Nội) cho rằng, việc ban hành Luật là cần thiết, có tính khả thi, nhưng điều người dân quan tâm là ý thức chấp hành và việc thực thi pháp luật. Theo sinh viên Thắng, để Dự Luật có tính khả thi thì cần có những quy định triệt để hơn.
Khi nói về quy định, doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định, sinh viên Thắng cho rằng, quy định này phải cụ thể hơn vì hiện nay, rất nhiều quán nước vỉa hè có bán thuốc lá.
“Như vậy, những địa điểm này có được xem là những đại lý bán lẻ thuốc lá không? Nếu có thì ai là cơ quan có trách nhiệm cấp phép, quản lý, kiểm tra giấy phép kinh doanh thuốc lá của họ vì đây là những người kinh doanh tự phát, vốn liếng không nhiều và dễ dàng thay đổi địa điểm bán hàng khi cần thiết. Cũng do đó mà việc áp dụng cấp phép, kiểm tra giấy phép cũng như nguồn gốc, chất lượng thuốc lá mà họ bán ra là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không khả thi. Bên cạnh đó, đây lại là nơi mà phần đông các thanh thiếu niên có thể tụ tập và dễ dàng ngồi uống nước, hút thuốc hàng ngày mà không sợ ai quản lý, kiểm tra độ tuổi xem có đủ 18 hay chưa”, sinh viên Thắng băn khoăn.
Cả việc kiểm tra, xử phạt và mức phạt đều cần triệt để hơn
Ông Nguyễn Trọng Khiêm (phường Ninh Phúc, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) |
Ngoài ra, ông Lân đưa ra việc hạn chế nhập khẩu thuốc lá như đánh thuế cao, hạn chế các doanh nghiệp được nhập khẩu. Nhà nước chỉ nên cho phép một số doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lá như áp dụng nhập khẩu với xăng dầu, vàng bạc. Các doanh nghiệp được chọn để nhập khẩu phải có uy tín, đáng tin cậy. Đồng thời, cần tịch thu, tiêu hủy thuốc lá lậu. Thậm chí, theo ông Lân không nên cho phép các tổ chức, cá nhân mang thuốc lá vào Việt Nam khi từ nước ngoài về.
Còn theo ông Lê Đình Nam, cán bộ Viện Địa chất và Địa vật lý biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), để Luật phát huy được hiệu quả thì cần tăng mức xử phạt những người hút thuốc không đúng nơi quy định. Ông Nam dẫn chứng, ở Hồng Kông nếu hút thuốc lá nơi công cộng có thể bị phạt 5.000 đôla Hồng Kông (tương ứng với 11 triệu đồng). Trong khi đó ở nước ta, việc xử phạt được giao cho công an, bảo vệ... với mức phạt 50.000-100.000 đồng, và thực tế là hầu như không ai bị phạt khi vi phạm.
Ông Lê Đình Nam, cán bộ Viện Địa chất và Địa vật lý biển |
Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Trọng Khiêm (phường Ninh Phúc, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). “Làm thế nào để không có khói thuốc, nghĩa là không có người hút thuốc nơi công cộng là chuyện không dễ gì thực hiện được. Vì sao vậy? Trước hết, vì quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã có nhưng chưa thể xử phạt người vi phạm. Thiếu người giám sát, kiểm tra xử phạt và mức phạt cũng chưa được quy định cụ thể”.
Ông Khiêm bổ sung nên quy hoạch khu hút thuốc tại bệnh viện, trường học, công sở, trên các phương tiện giao thông công cộng. Trước khi tiến hành xử phạt, cần thông báo rộng rãi để người dân biết, tuân thủ quy định.
“Đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước các cấp, phải đưa vào tiêu chí thi đua, thưởng phạt rõ ràng cho tập thể và cá nhân vi phạm”, ông Khiêm đề xuất.
Công tác tuyên truyền – yếu tố căn bản
Ông Bùi Bình Minh, cán bộ Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, cho rằng việc đánh thuế cao đối với thuốc lá chỉ có thể giải quyết phần ngọn, còn gốc của vấn đề là hiểu biết và ý thức của người dân nói chung và người hút thuốc nói riêng về tác hại của việc hút thuốc lá.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên |
Còn anh Nguyễn Hữu Tuyên (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội) nghĩ rằng, với sự phát triển đô thị hóa của đất nước ta, thanh thiếu niên từ các vùng quê ra các khu đô thị, thành phố lớn làm việc là rất lớn.Và đây đối tượng hút thuốc lá rất sớm và nhiều.
Anh Tuyên đưa ra một số hình thức tuyên truyền như trên Internet, các trang web lớn, phổ biến, đặc biệt các trang học sinh, sinh viên hay truy cập; tuyên truyền trên loa phát thanh của phường, xã, ở các trường học; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để tuyên truyền tác hại của thuốc lá (kịch, ca hát, game Internet,…); tuyên truyền, gây dựng phong trào “Nói không với thuốc lá” ở các cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp,…
Anh Nguyễn Hữu Tuyên (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội) |
Cùng suy nghĩ này, ông Hoàng Quyết Thắng (TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên) kiến nghị cần thông tin sâu rộng về tác hại của thuốc lá lên hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, cũng như ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan giao tiếp. Đối tượng tuyên truyền mà ông Thắng chú trọng hướng tới là học sinh trong từng cấp học.
Từ góc độ của 1 giáo viên, chị Nguyễn Ngọc Anh cho rằng, do nhận thức lệch lạc, nhiều em học sinh còn coi việc hút thuốc lá là một sự sành điệu, thể hiện nam tính của lứa tuổi thanh, thiếu niên. “Điều đáng nói là thói quen xấu đó dần dần lan ra ở nhiều học sinh sinh viên trong lớp, trong trường nên cứ giờ ra chơi, nghỉ giải lao là ở những khu vực vắng mặt thầy, cô giáo các em thi nhau hút thuốc”, chị Ngọc Anh nói.
Do vậy, theo chị Ngọc Anh, việc đưa tác hại của thuốc lá vào giáo dục sẽ có tác dụng rất lớn tới sự thay đổi hành vi của trẻ, đồng thời góp phần tác động trở lại với các bậc cha mẹ, anh, chị em trong gia đình. Người lớn trong gia đình cũng cần gương mẫu bỏ hút thuốc lá làm tấm gương để lớp trẻ noi theo. Bên cạnh đó, trong tổ chức xã hội nhất là đoàn thanh niên, thiếu niên cũng cần có cuộc vận động sâu rộng không hút thuốc lá và các cuộc vận động này cần được tổ chức thường xuyên, liên tục.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân