• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo đề án Chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Chuyển đổi số quốc gia” nhằm thực hiện chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số (Digital Việt Nam), trong đó tận dụng đầy đủ sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế - xã hội đất nước ổn định, thịnh vượng và bền vững.

16/05/2019 11:08

Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ 3 giai đoạn chuyển đổi số Việt Nam gồm: Giai đoạn 1 (2019-2020: Số hóa các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Triển khai việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới.

Giai đoạn 2 (2021-2025): Số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu

Giai đoạn 3 (2026-2030): Kinh tế - xã hội số toàn diện.

Theo dự thảo mục tiêu đến năm 2025 là Việt Nam thuộc Top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia. Chỉ tiêu về chuyển đổi số nền kinh tế là phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong các nhà sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, xuất khẩu phần mềm lớn trên thế giới. Đồng thời phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số với chỉ tiêu nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 50%. Phát triển lực lượng lao động số, đào tạo thêm 1.000.000 chuyên gia ICT…

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Dự thảo nêu rõ, đối với chuyển đổi số nền kinh tế: Tập trung hình thành 5-7 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn có vai trò dẫn dắt công nghệ và thị trường hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Phát triển các sản phẩm ICT trọng điểm, sản xuất chip 5G, chip lõi cho chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, cải thiện hệ sinh thái cho khởi nghiệp: Phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) công nghệ số đổi mới sáng tạo và tạo các sản phẩm, dịch vụ mới. Kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các quỹ đầu tư, vườn ươm. Tạo ưu đãi về thuế cho các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các khởi nghiệp…

Về phát triển thương mại điện tử: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các sàn giao dịch điện tử (Shopee, Tiki, Amazon…). Hoàn chỉnh các quy định pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân trên các nền tảng thương mại điện tử.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

KL