• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinatex

(Chinhphu.vn) – Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

10/06/2013 16:01

Ảnh minh họa
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Vinatex là 3.400 tỷ đồng.

Theo dự thảo, ngành, nghề kinh doanh chính của Vinatex là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.

Bên cạnh đó, Vinatex cũng kinh doanh các ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính như: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư: nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang; đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông, giống cây trồng; đầu tư và kinh doanh: cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị, xử lý môi trường, chợ, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường; đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam…

Theo dự thảo, tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Vinatex có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu Nhà nước chấp thuận.

Cơ cấu tổ chức quản lý Vinatex

Theo dự thảo, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vinatex gồm có: Hội đồng thành viên; kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ. Trong đó, Hội đồng thành viên Vinatex có từ 5-7 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm.

Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Vinatex, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ Vinatex và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng Giám đốc Vinatex do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng; cách chức, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc Vinatex là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Cũng theo dự thảo, người lao động trong Vinatex có thể tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua: Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức các cấp của Vinatex; tổ chức Công đoàn Vinatex; Ban Thanh tra nhân dân và có thể thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Thanh Hoài