• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo Luật Thủy lợi

(Chinhphu.vn) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Luật Thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.

27/02/2015 17:07

Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi (năm 1994; 2001) đã cơ bản đi vào trong cuộc sống, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cộng đồng đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi từ đó đã có ý thức chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; công tác kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi đã phát sinh một số bất cập như: Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi chỉ quy định áp dụng đối với công trình đã xây dựng và được đưa vào khai thác. Thực tế Pháp lệnh mới chỉ điều chỉnh một nội dung, nhưng hoạt động về lĩnh vực thủy lợi có rất nhiều nội dung cần phải điều chỉnh bằng pháp luật.

Bên cạnh đó, các Luật như: Luật Đê điều năm 2006 là luật chuyên ngành về lĩnh vực đê điều mà đê điều là công trình thủy lợi đặc thù có nhiệm vụ ngăn nước lũ, nước biển dâng, luật này chỉ quy định áp dụng đối với các tuyến sông, tuyến bờ biển có đê. Các tuyến sông, tuyến bờ biển, hải đảo chưa có đê hoặc không thể xây dựng đê thì luật này không điều chỉnh, Luật Tài nguyên nước năm 2012 có đề cập đến một số nội dung liên quan đến phòng, chống tác hại do nước gây ra, nhưng không có nội dung liên quan đến lĩnh vực thủy lợi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số hoạt động về lĩnh vực thủy lợi như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trong đó có nước sạch nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đều chưa được điều chỉnh ở các văn bản pháp luật. Nguồn lực để phát triển thủy lợi hiện chủ yếu do nhà nước đầu tư, trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ là trở lực lớn, chưa có quy định về huy động nguồn lực của xã hội theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chưa có quy định thống nhất về mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi; chưa quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động về thủy lợi…

Để khắc phục được các bất cập nêu trên; đồng thời, nhằm thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng trong các Văn kiện Đại hội đại biểu đảng toàn quốc Khóa X, khóa XI về phát triển thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, việc xây dựng để ban hành Luật Thủy lợi là thực sự cần thiết.

Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự thảo Luật Thủy lợi gồm 8 chương, 67 điều nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.

Đồng thời, kế thừa và pháp điển hóa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, luật hóa một số quy định trong các văn bản dưới luật nhằm tăng giá trị pháp lý của các quy định này. Dự thảo dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về công tác thủy lợi. Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan ở Trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương; đồng thời quy định rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động về lĩnh vực thủy lợi.

Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã quy định rõ về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý khai thác công trình thủy lợi; bảo vệ công trình thủy lợi; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong hoạt động về thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi...

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn