• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo mới của Bộ Y tế ‘quá nhiều quy định cấm’

(Chinhphu.vn) - Nhiều ý kiến nhận định dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có quá nhiều quy định cấm, trong khi các quy định về quản lý chất lượng lại ít và không thực phù hợp kinh tế thị trường, đề nghị phải tìm ra giải pháp hạn chế có tính thuyết phục và hiệu quả cao hơn.

11/05/2017 16:09
Việc cấm doanh nghiệp rượu bia khuyến mãi, quảng cáo, tài trợ, theo các chuyên gia, cần đánh giá kỹ tác động. Trong ảnh: Dây chuyền súc rửa chai tại một nhà máy sản xuất bia.

Theo dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia mới nhất, Bộ Y tế đưa ra hàng loạt biện pháp cấm đoán như: nghiêm cấm khuyến mãi rượu, bia trực tiếp cho người tiêu dùng dưới mọi hình thức; cấm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dưới mọi hình thức với rượu bia trên 15 độ.

Với bia rượu dưới 15 độ, cấm quảng cáo trên các phương tiện giao thông, công trình công cộng, phương tiện quảng cáo ngoài trời... Đặc biệt, trong dự thảo có đề xuất cấm doanh nghiệp rượu bia tài trợ các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao...

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA), đề xuất nghiêm cấm quảng cáo rượu bia từ 15 độ trở lên và việc ghép chung rượu bia là chưa chính xác. Dự thảo nêu ra khuyến cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là kiểm soát tiếp thị, quảng cáo nhưng lại quy định nghiêm cấm tất cả, không theo đối tượng cũng như cách thức hoạt động.

Ông Việt cho biết kinh nghiệm của nhiều quốc gia là việc cấm quảng cáo không có tác dụng giảm mức tiêu thụ. Nhiều nước cấm rượu mạnh, còn với bia và rượu nhẹ chỉ hạn chế về thời gian, địa điểm và nội dung quảng cáo.

Do vậy, ông Việt cho rằng dự thảo lại đưa ra giải pháp nghiêm cấm tất cả hoạt động quảng cáo, khuyến mãi cũng như thực hiện những hoạt động tài trợ với các sản phẩm rượu bia là không phù hợp.

Ông Phạm Tuấn Khải (nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ) đặt vấn đề, bia rượu và nước giải khát có cồn không có nước nào cấm, vấn đề là không nên lạm dụng.

“Nếu đặt vấn đề như Luật phòng chống tác hại bia rượu là phòng chống hết. Hiện đã có 86 văn bản quy định đưa ra những biện pháp hạn chế bia rượu, nên đặt vấn đề này là có nên có luật này hay không? Kinh tế thị trường phải để các thành phần phát triển dưới sự điều tiết của Nhà nước, chứ không phải cái gì cũng quản, cái gì cũng không. Không thể không quản được thì cấm”, ông Khải nói.

Ông Khải cũng cho rằng, quy định về cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và thực hiện các tài trợ như dự thảo đưa ra là không phù hợp với quy định của Luật Quảng cáo hiện nay. Nếu đặt vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn của con người, có thể có cách tiếp cận hoàn toàn khác, tức là kiểm soát tác hại của đồ uống có cồn, chứ không phải quản lý theo kiểu cấm đoán.

Lãnh đạo một Công ty bia cho rằng, việc dự thảo cấm doanh nghiệp bia tài trợ, quảng cáo, khuyến mãi... nếu thành hiện thực sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ cho ngành bia rượu mà còn các lĩnh vực khác như quảng cáo và các hoạt động liên quan.

Không nên đi theo hướng cấm tất cả, nên quản lý bằng cách đưa ra các điều kiện phù hợp theo từng đối tượng và khu vực áp dụng hoặc nội dung quảng cáo; tránh khả năng các doanh nghiệp sẽ đưa ra những cách cạnh tranh không lành mạnh khác thay thế cho quảng cáo, khuyến mãi...

“Tôi cho rằng thay vì cấm như dự thảo đề xuất, Nhà nước cần quản lý tốt hơn đối với những sản phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái... để từ đó bảo vệ người tiêu dùng và những nhà sản xuất làm ăn nghiêm túc”, vị này nói.

Theo một số chuyên gia, nói bia rượu là sản phẩm không khuyến khích tiêu dùng, nên bóp chẹt là không ổn. Quảng cáo nhằm mục đích hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác với quảng cáo để đưa thông tin giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về sản phẩm, ví dụ dấu hiệu để nhận biết người tiêu dùng về hàng thật, hàng giả, những địa điểm nào bán hàng chính hãng. Không nên cấm tất cả các loại quảng cáo, chặn luôn kênh thông tin phân biệt hàng giả hàng thật, điểm bán chính hãng...

Nhà quản lý có thể kiểm soát bằng cách yêu cầu doanh nghiệp đăng ký hồ sơ về quảng cáo, phê duyệt nội dung. Cấm quảng cáo dưới mọi hình thức, người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận được sản phẩm chất lượng, loại bỏ hàng giả.

Theo Tuổi Trẻ