• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo quy định về phòng xử án

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư quy định về phòng xử án.

05/04/2017 11:30
 
 Ảnh minh họa - Internet

Theo dự thảo, phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự và xét xử, giải quyết vụ, việc dân sự, hành chính của Tòa án.

Phòng xử án bao gồm: a- Phòng xử án áp dụng đối với vụ án hình sự; b- Phòng xử án áp dụng đối với vụ án hành chính, vụ án dân sự; c- Phòng xử án áp dụng đối với phiên họp giải quyết việc dân sự; d- Phòng xử án áp dụng đối với phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đ- Phòng xử án áp dụng đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên; e- Phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm.

Dự thảo nêu rõ, phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, an toàn, bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án. Việc bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với việc xét xử từng loại vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án. Phòng xử án phải bố trí thân thiện, phù hợp và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

Hình thức phòng xử án

Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành xét xử và có hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa; tường trong phòng xử án có màu vàng, riêng tường phía sau vị trí của Hội đồng xét xử ốp gỗ màu nâu sẫm, giống với màu bàn của Hội đồng xét xử.

Phòng xử án phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử và lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa.

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được treo ở chính giữa, phía trên vị trí của Hội đồng xét xử.

Đối với trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án sử dụng phông nền màu xanh phía sau vị trí của Hội đồng xét xử, bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền. Phòng xử án lưu động phải treo Quốc huy và Bảng Nội quy phiên tòa theo quy định.

Phòng xử án phải có bàn, ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, hệ thống chiếu sáng, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị ghi âm, ghi hình, hệ thống âm thanh, màn hình ti vi, máy tính, mạng internet, mạng trực tuyến và một số trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử.

Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên: Phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, các vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được sắp xếp bàn tròn. Tường trong phòng xử án có màu xanh dương. Vị trí của người dưới 18 tuổi tham gia phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Lưu Thủy