• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra"

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Thông tư quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra".

22/08/2022 13:46
Dự thảo quy định xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" - Ảnh 1.

Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra"

Dự thảo Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng, tổ chức trao tặng và quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra".

Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thanh tra" là hình thức khen thưởng của Tổng Thanh tra Chính phủ cho cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.

Kỷ niệm chương có biểu tượng, hình dáng, kích cỡ, màu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Thanh tra Việt Nam, phù hợp với quy định chung của Nhà nước, kèm theo Kỷ niệm chương là Chứng nhận tặng Kỷ niệm chương.

Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương như sau: Kỷ niệm chương được xét tặng một lần cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Thanh tra Chính phủ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt. Việc xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại Thông tư này, đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và kịp thời.

Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

2. Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm: a- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương; b- Lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; c- Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d- Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư, Phó bí thư; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; đ- Lãnh đạo Tổng cục và tương đương phụ trách trực tiếp công tác thanh tra; e- Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương. 

3. Cá nhân khác (bao gồm cả người ngước ngoài) có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Thanh tra.

Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

Điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương như sau: Cá nhân là Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có thời gian công tác trong ngành Thanh tra từ 04 năm trở lên, tính đến năm đề nghị xét tặng.

Cá nhân là công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động đã và đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thời gian làm công tác thanh tra từ 10 năm trở lên tính đến ngày 23/11 của năm đề nghị xét tặng. Trường hợp cá nhân được xét tặng không công tác liên tục trong ngành Thanh tra thì cộng dồn thời gian làm công tác thanh tra để xét tặng Kỷ niệm chương.

Đối với các cá nhân thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 4 là cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam: a- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có nhiều công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển Thanh tra Việt Nam; b- Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 05 năm trở lên và có ít nhất 04 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra; c- Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ phải có thời gian giữ chức vụ ít nhất từ 10 năm trở lên và có ít nhất 08 năm phụ trách hoặc theo dõi công tác thanh tra.

Các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 4 là cá nhân khác (bao gồm cả người ngước ngoài) có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định.

Ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương

5 trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương:

1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người lao động công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương khi có một trong các điều kiện quy định tại Điều này và chỉ tính thành tích cao nhất;

2. Cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân được xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;

3. Cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được đề nghị xét tặng sớm hơn 02 năm;

4. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh được đề nghị xét tặng sớm hơn 01 năm;

5. Cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được đề nghị xét tặng sớm hơn 06 tháng.

Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng TTĐT Thanh tra Chính phủ.

Tuyết Hạ