• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ Tòa án quân sự

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư quy định về tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ Tòa án quân sự.

19/07/2018 15:37
 Ảnh minh họa - Internet

Theo dự thảo, nguyên tắc về tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ Tòa án quân sự thực hiện thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Quân đội và Tòa án nhân dân, bảo đảm đúng đối tượng, điều kiện và tiêu chuẩn; bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan và đúng pháp luật. Đồng thời, theo quy trình phát triển từ Tòa án quân sự cấp dưới lên Tòa án quân sự cấp trên qua tuyển chọn, sắp xếp, bố trí theo quy hoạch và đảm bảo thời gian tích lũy.

Nguồn tuyển chọn cán bộ Tòa án quân sự gồm: Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng diện cơ quan Quân lực quản lý theo quy định của Bộ Quốc phòng, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trúng tuyển đại học quân sự được tuyển chọn đi đào tạo đại học luật hệ chính quy.

Nguồn tuyển dụng cán bộ Tòa án quân sự gồm: Sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân luật hệ chính quy, công lập, tập trung dài hạn, loại khá trở lên; cán bộ, công chức, viên chức, công dân ngoài Quân đội có trình độ Tiến sĩ luật, Thạc sĩ luật.

Bên cạnh đó, cũng tuyển chọn và tuyển dụng những người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công tác trong Tòa án quân sự.

Tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng như sau: Những người thuộc nguồn tuyển chọn và tuyển dụng có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ theo quy định của Bộ Quốc phòng; có năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự; không nói ngọng, nói lắp, không có khuyết tật ảnh hưởng tới yêu cầu nghề nghiệp; có nguyện vọng phục vụ lâu dài tại Tòa án quân sự các cấp.

Bố trí, sử dụng cán bộ Tòa án quân sự

Dự thảo nêu rõ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động đối với cán bộ Tòa án quân sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương; quy trình bổ nhiệm các chức danh tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao.

Những người được tuyển chọn, tuyển dụng vào Tòa án quân sự, khi đủ điều kiện sẽ được cử đi thi và xem xét bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký, Thẩm tra viên, Thẩm phán theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Thẩm phán các ngạch, khi đề nghị tái nhiệm không đảm bảo các điều kiện theo quy định thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị bãi miễn hoặc để lại để xem xét bổ nhiệm sau, thời gian để lại thực hiện theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán Quốc gia.

Việc điều động, chuyển công tác khỏi ngành đối với cán bộ Tòa án quân sự phải có ý kiến bằng văn bản của Chánh án Tòa án quân sự trung ương; khi có ý kiến khác nhau phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ Tòa án quân sự thì cấp đó có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức.

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.