• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 15, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung bàn về phương hướng và biện pháp đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN.

22/10/2009 16:19

Các nhà lãnh đạo các nước ASEAN tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 diễn ra từ ngày 28/2-1/3/2009 tại Thái Lan - Ảnh Chinhphu.vn

Xuất phát từ mục tiêu mới

Trong hai ngày họp, Hội nghị cấp cao lần thứ 15 tại Cha Am- Hua Hin, Thái Lan, với chủ đề: “Cộng đồng Hành động, Cộng đồng Kết nối và Cộng đồng Nhân dân”, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung bàn về phương hướng và biện pháp đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN theo Lộ trình đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 14; tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài; trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cần quan tâm, nhất là ứng phó với các thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế - tài chính, an ninh năng lượng và an ninh lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...

Trong 42 năm qua, ASEAN đã phát huy vai trò to lớn trong việc bảo vệ ổn định và an ninh khu vực, thúc đẩy sự phồn vinh và phát triển của khu vực, đẩy mạnh hội nhập ở Đông Nam Á và cả khu vực Đông Á... ASEAN đi theo “Phương thức ASEAN”- một con đường hợp tác khu vực với bản sắc riêng một cách sáng tạo trong khu vực đầy phức tạp mang tính đa dạng.

Phương thức ASEAN đã đem lại kinh nghiệm mới cho sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở các nơi trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, dưới sức ép to lớn của toàn cầu hóa, đặc biệt là sức ép trước tình hình phát triển của các nước lớn xung quanh, ASEAN càng ngày càng cảm nhận tính cấp bách trong việc đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực. Vì thế, những năm gần đây, ASEAN lại đề ra mục tiêu mới: xây dựng “Cộng đồng ASEAN” dựa trên ba trụ cột là kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa – xã hội.

Liên tục đẩy nhanh tiến trình liên kết

Trong lịch sử, Đông Nam Á từ trước đến nay không phải là một chỉnh thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà giống như một bãi ngọc trai gồm vô số hạt được rải xuống khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Ngày nay, nơi đây có thể trở thành tổ chức khu vực được cả thế giới quan tâm, đó hoàn toàn là kết quả đoàn kết tự cường của nhóm các quốc gia này.

Nhìn lại quá trình liên kết ASEAN, có thể thấy rõ, Đông Nam Á đã thiết lập những dấu mốc trong quá trình hội nhập khu vực. Dấu mốc thứ nhất là thành lập tổ chức ASEAN năm 1967, đánh dấu các nước Đông Nam Á thực sự bắt đầu xây  dựng quan hệ, hình thành một khối thống nhất. Khi mới hình thành, ASEAN lấy hợp tác chính trị làm chính, dần dần phát triển sang hợp tác kinh tế và văn hóa xã hội.

Trong một thời gian sau khi thành lập, công việc trọng tâm của ASEAN là xây dựng cơ chế hoàn thiện, xử lý mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ, bảo vệ ổn định và an ninh khu vực, xây dựng quan hệ đối thoại với các nước lớn. Mốc thứ hai là xây dựng khu vực tự do thương mại ASEAN năm 1993. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư tổ chức tại Singapore vào tháng 1/1992 đã quyết định trong vòng 15 năm, tức là đến năm 2008, hoàn thành xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, sau đó lại rút ngắn thời hạn xuống còn 10 năm, tức năm 2003, cuối cùng là đẩy sớm hơn nữa, đến năm 2002.

Đối với các nước thành viên mới gia nhập sau này, ASEAN kéo dài thời hạn thích hợp. Việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã thúc đẩy mạnh mẽ mối liên hệ giữa các nền kinh tế thành viên, dọn đường xây dựng thị trường chung, khiến cho mức độ hội nhập được nâng lên một tầm cao mới. Mốc thứ ba là tháng 10/2003 tuyên bố xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8, tổ chức tháng 11/2002, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã đề xuất xây dựng ASEAN thành “Cộng đồng kinh tế ASEAN”.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 vào tháng 10/2003 đã thông qua “Tuyên bố chung ASEAN lần thứ hai về sự phối hợp thống nhất", quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 năm 2005 đã ra “Tuyên ngôn Kuala Lumpur” về việc xây dựng Hiến chương ASEAN, đồng thời đẩy nhanh thời hạn xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Việc thực hiện Cộng đồng ASEAN có nghĩa là mức độ liên kết khu vực Đông Nam Á sẽ được nâng lên một tầm cao mới.  

Hướng tới thực thể thống nhất

ASEAN sở dĩ trong 40 năm qua thu được nhiều thành quả, kinh nghiệm cơ bản chính là do đã thích ứng được sự đa dạng hóa. ASEAN là khu vực có đặc trưng đa dạng hóa rất rõ rệt, nhiều dân tộc, tôn giáo, nhiều chế độ chính trị, văn hóa. Đặc trưng này khác hẳn so với EU. Về tổng thể khu vực này đều là những nước đang phát triển, trình độ phát triển tương đối thấp.

Thành tựu quan trọng của ASEAN chính là phải đi một con đường riêng của mình khác với EU. Việc chọn con đường mô phỏng theo EU là thoát ly thực tế. Vì vậy, ASEAN cần kiên trì những giá trị truyền thống của mình, đồng thời dần dần tiến hành cải cách, cải cách này cần diễn ra một cách tuần tự tiệm tiến, đến năm 2015 cần hoàn thành việc xây dựng khu mậu dịch tự do, khi xây dựng được " cộng đồng kinh tế", cũng chính là giai đoạn đầu tiên phát triển cộng đồng ASEAN. Cộng đồng kinh tế mà ASEAN xây dựng nên trong năm 2015 sẽ là sự quá độ để hướng tới một sự nhất thể hóa ở mức độ cao hơn. Chỉ khi phát triển được đến giai đoạn này thì mới có cơ sở phát triển tiếp đến giai đoạn sau.

Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 13 cuối năm 2008 tại Singapore, ASEAN đã có một bước ngoặt mới sau khi thông qua Hiến chương ASEAN.

Hiến chương ra đời là một nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, đồng thời phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên.

Hội nghị lần này sẽ là một bước phát triển mới trong việc đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống thúc đấy quá trình liên kết ASEAN trở thành một thực thể thống nhất, có tầm quan trọng đặc biệt tại châu Á và trên thế giới, như khẩu hiệu mà một Hội nghị cấp cao ASEAN đã đề ra là “Một ASEAN ở trái tim châu Á năng động”.

Tuy nhiên, để trở thành "cộng đồng hành động", ASEAN cần phải có khả năng hành động một cách kiên quyết và kịp thời để giải quyết những mối đe dọa trong nước và ngoài nước, ứng phó được với những thách thức tại các nước thành viên. Ngoài ra, ASEAN cũng cần trở thành "cộng đồng của nhân dân" để tất cả nhân dân khu vực đều có cơ hội tiếp cận bình đẳng với cơ hội phát triển nhân lực. Hiện ASEAN đang trong tiến trình kiến tạo cơ chế giải quyết tranh chấp và lập một số cơ quan mới, trong đó có Ủy ban đại diện thường trực ASEAN và các Hội đồng cộng đồng ASEAN chuyên trách về một số lĩnh vực. Các cơ quan và hội đồng đó sẽ thúc đẩy Hiệp hội xây dựng Cộng đồng ASEAN theo lộ trình Cha Am/Hua Hin trong bối cảnh Hiệp hội vừa thông qua Hiến chương ASEAN hồi cuối năm 2008.

Nếu Đông Nam Á muốn đóng vai trò nào đó trên trường quốc tế, các nước thành viên cần sát cánh cùng nhau tiến bước. Và Hiến chương ASEAN đang là một hành lang đề cả 10 nước thành viên ASEAN cùng tiến bước.

Nguyễn Chiến