• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đưa hoạt hình vào trường học: Thay tư duy, đổi cách làm

(Chinhphu.vn) – Đưa phim hoạt hình vào hoạt động giáo dục dù đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, song vẫn là cách làm mới tại Việt Nam.

06/08/2015 10:50

Ảnh minh họa

Thay tư duy

Một trong những định hướng quan trọng của Nghị quyết 29-NQ/TWvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là thay đổi phương thức giảng dạy từ truyền thụ kiến thức đơn thuần sang phát triển năng lực của người học.

PGS Trần Đình Châu, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực cho rằng, để có thể thay đổi cách truyền thụ kiến thức thì phải linh hoạt trong cả cách thức cũng như công cụ, phương tiện dạy học, bởi như nhà bác học Albert Einstein từng nói “muốn có kết quả mới phải có cách làm mới”.

Việc đưa phim hoạt hình vào giảng dạy trong nhà trường thực ra không mới. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng phim hoạt hình như một công cụ giáo dục bên cạnh sách giáo khoa để học sinh có thêm kênh tiếp thu kiến thức.

Phim hoạt hình với lợi thế về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, có khả năng tái hiện những hình ảnh phức tạp, cụ thể hóa những kiến thức chuyên môn của các môn khoa học, như Vật lý, Hóa học, Toán học… thành hình ảnh trực quan sinh động, tránh cho học sinh cảm giác khô khan, cứng nhắc khi phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn.

Ngoài ra, với thế mạnh đặc biệt trong tái hiện không gian, thời gian một cách cụ thể, chân thực và linh hoạt hơn các hình thức thể hiện khác, phim hoạt hình sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dạy và học môn lịch sử- môn mà phần lớn các em học sinh ngại vì khô khan và nhiều chữ.

Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực đang ấp ủ và triển khai ý tưởng đưa phim hoạt hình vào trường học cùng với sự hợp tác của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Văn phòng Hội đồng sẽ là cơ quan kết nối Hãng phim hoạt hình Việt Nam, các trường học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, doanh nghiệp để xây dựng các bộ phim hoạt hình có định hướng giáo dục, chứa đựng nội dung kiến thức các môn học như Lịch sử, Kỹ năng sống, Môi trường, Đạo đức, Vật Lý, Hóa học, Toán học…để đưa vào các trường tiểu học.

Đổi cách làm

Là người đưa ra ý tưởng, kết nối các đơn vị, PGS Trần Đình Châu cho biết, “những bộ phim hoạt hình sẽ được xây dựng gắn với thực tế cuộc sống, các sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội. Xem phim hoạt hình có nội dung, định hướng giáo dục chính là hoạt động chơi mà học”.

Thông qua đó, các em hiểu sâu sắc hơn bài học, nội dung vấn đề và đặc biệt là “học sinh sẽ thấy hứng thú hơn, yêu thích và nhớ lâu hơn".

Cô Đỗ Thị Luyến, giáo viên lớp 2 trường tiểu học Định Công, Hà Nội cho rằng đưa phim hoạt hình vào trường học là một ý tưởng rất thú vị và đúng đắn. Sự sinh động, linh hoạt của phim hoạt hình luôn thu hút các em. Giờ học thoải mái hơn, thư giãn hơn và các em tiếp thu kiến thức cũng chủ động, say mê hơn.

Cô Luyến cho biết thêm: “Việc đưa xen kẽ các đoạn phim hoạt hình ngắn vào giữa các giờ học thực ra chúng tôi đã làm từ trước. Tuy nhiên, tất cả tư liệu là do giáo viên tự tìm trên mạng hoặc sử dụng ngay các phim trong mục “Bài học cuộc sống” của truyền hình Việt Nam, cắt từng đoạn phù hợp với bài học để dạy các em về kỹ năng sống". Tuy nhiên, phim hoạt hình có gắn với nội dung giáo dục không nhiều, nên chúng tôi cũng không có nhiều phim để chiếu cho các em.

Đánh giá cao ý tưởng sử dụng phim hoạt hình như một kênh, tư liệu học tập, cô Đặng Lan Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám, Hà Nội cho rằng, “nếu chúng ta làm được các bộ phim hoạt hình về đề tài lịch sử với các câu chuyện gắn với nội dung chương trình SGK thì sẽ rất hay. Nhất là khối 4,5 sẽ rất hiệu quả”. Cô Lan Anh lấy ví dụ, những bộ phim hoạt hình về Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt chắc chắn sẽ rất thu hút các em.

Trong xu thế xã hội hiện đại ngày nay, khi các em học sinh đang chịu áp lực trong việc học tập- học chương trình chính khóa tại trường, học phụ đạo, bồi dưỡng do phong trào, do sự kỳ vọng của cha mẹ… việc đưa phim hoạt hình vào giáo dục giúp tạo không gian, thời gian thư giãn, giảm căn thẳng, tái tạo năng lượng cho trẻ để việc học tập không còn là gánh nặng và trở thành say mê, yêu thích.

Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam, bà Lương Thị Minh Phương cho biết, hiện Hãng đang có 1 kho tư liệu hơn 500 bộ phim hoạt hình, trong đó có 20 phim về nội dung giáo dục môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng sản xuất và nhiều bộ phim làm về lịch sử Việt Nam. Cho tới khi những bộ phim giáo dục của Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đặt hàng ra đời, Hãng sẽ thực hiện 100 suất chiếu miễn phí về đề tài môi trường phục vụ cho các em học sinh tiểu học. Trong đó có 40 suất chiếu phim miễn phí tại rạp Thánh Gióng, 60 buổi chiếu miễn phí tại các trường nội ngoại, thành Hà Nội trong 3 tháng 8,9,10 năm nay.

Nguyệt Hà