• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đưa vào khai thác mỏ kim cương lớn nhất thế giới trong 13 năm qua

(Chinhphu.vn) - Mỏ kim cương Gahcho Kue, nằm cách thủ phủ Yellowknife thuộc tỉnh Các vùng lãnh thổ Tây Bắc Canada 280 km, đã được đưa vào khai thác. Đây là mỏ kim cương lớn nhất thế giới được đưa vào khai thác trong 13 năm qua và cũng là mỏ lớn nhất ngoài lãnh thổ châu Phi.

21/09/2016 15:21
Trúng thầu dự án khai thác mỏ kim cương này là De Beers, công ty khai thác kim cương hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Johannesburg (Nam Phi). De Beers hiện sở hữu 51% cổ phần của mỏ Gahcho Kue, số còn lại  thuộc về công ty kim cương Mountain Province của Canada.

Giám đốc điều hành của De Beers, ông Bruce Cleaver cho biết công ty này đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào mỏ Gahcho Kue và dự kiến sẽ khai thác được khoảng 54 triệu carat kim cương thô trong 12 năm, tạo việc làm cho 530 công nhân.

Được phát hiện vào năm 1995, Gahcho Kue là mỏ kim cương thứ 6 được đưa vào khai thác trong 20 năm qua ở Canada, nước có sản lượng khai thác kim cương lớn thứ 5 trên thế giới và tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm đứng thứ 3 với 1,5 tỷ USD.

Trong những năm qua, nhu cầu kim cương trên thế giới giảm mạnh do sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và sự biến động của thị trường tài chính thế giới, dẫn đến sự sụt giảm về doanh số. Năm 2015, doanh thu kim cương giảm 2% xuống còn 79 tỷ USD. Hiện nay, các nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ kim cương lớn nhất trên thế giới với mức tiêu thụ chiếm 73% tổng lượng kim cương mỗi năm./.

Nguyễn Thơ