• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đưa vào sử dụng nhiều công trình bệnh viện hiện đại

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, Chính phủ và ngành Y tế cũng đẩy mạnh thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện.

20/05/2015 13:50

Đưa vào sử dụng nhiều công trình bệnh viện với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.

Theo báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội sáng 20/4, thực hiện Đề án giảm quả tải bệnh viện, hiện đã có trên 50% bệnh viện tuyến Trung ương, 70% bệnh viện tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh đã ký cam kết không để người bệnh nằm ghép; 47 bệnh viện vệ tinh thuộc 38 tỉnh đã được chuyển giao kỹ thuật thuộc 5 khoa chính, giảm tỷ lệ chuyển tuyến lên trung ương 37%.

Đồng thời, ngành Y tế cũng đã đưa vào sử dụng nhiều công trình bệnh viện với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ như: Tòa nhà kỹ thuật công nghệ cao Bệnh viện hữu nghị Việt Đức; Khu khám bệnh 15 tầng của bệnh viện Nhi Trung ương; khu khám bệnh và điều trị kỹ thuật cao của bệnh viện Lão khoa Trung ương; Trung tâm ung bướu của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí; Trung tâm ung bướu Chợ Rẫy...

Bên cạnh đó, việc triển khai Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ 01/01/2015) cũng được thực hiện tích cực. Ngành Y tế cũng tăng cường công tác y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiêm vắc xin sởi - rubella cho gần 20 triệu trẻ em từ 1 - 14 tuổi, đạt 96,7%. Công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tiếp tục được quan tâm thực hiện; số mẫu thực phẩm không đạt an toàn giảm 30% so với năm trước.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực y tế, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Đồng thời, tập trung giảm quá tải bệnh viện gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách và lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường quản lý giá thuốc chữa bệnh, giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi; mở rộng chương trình sữa học đường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Cử tri và nhân dân đánh giá cao một số thành công của ngành Y tế thời gian qua trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và bổ sung đội ngũ y, bác sỹ có chuyên môn, năng lực về công tác tại cơ sở, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên, bác sỹ tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, cử tri và nhân dân vẫn băn khoăn, lo lắng về chất lượng khám, chữa bệnh, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với người bệnh của một bộ phận nhân viên y tế, bác sỹ; việc cơ sở y tế không niêm yết giá thuốc, giá dịch vụ theo quy định; công tác kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc chữa bệnh chưa được thường xuyên; việc nhập khẩu trang thiết bị y tế cũ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ tiêu chuẩn tại một số bệnh viện; tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền các địa phương tiếp tục có các giải pháp hiệu quả hơn nữa để khắc phục các yếu kém, sai phạm nói trên.

PV