• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dùng công nghệ 4.0 tầm soát bệnh tim bẩm sinh

(Chinhphu.vn) - Dự kiến, hơn 30.000 trẻ ra đời trong năm 2018 và 2019 được hưởng lợi từ dự án này.

19/09/2018 10:12
Ống nghe tim điện tử, kết nối internet qua wifi được trang bị sử dụng trong dự án.
Ngày 18/9, tại Bệnh viện (BV) Sản Nhi An Giang đã diễn ra lễ công bố khởi động dự án “Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại An Giang”. Đây là dự án nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Trái tim cho em” do Viettel và Đài Truyền hình Việt Nam đồng sáng lập từ năm 2008.

Theo đó, Viettel đầu tư trang thiết bị gồm: Ống nghe tim điện tử, máy đo bão hoà oxy, cùng với hệ thống phần mềm quản lý, trị giá gần 1,6 tỷ đồng cho gần 30 cơ sở y tế tại An Giang. 

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cho biết: “Chiếc ống nghe được tài trợ khá đặc biệt: Có khả năng khuếch đại âm thanh, sau đó qua internet truyền tín hiệu tiếng tim về hệ thống. Cùng ý tưởng về việc ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khoẻ 4.0 với Viettel, hiện nay chúng tôi đã xây dựng phần mềm quản lý, có tính năng bảo đảm, lưu giữ, phân tích tiếng tim được các cơ sở y tế gửi về. Khi hệ thống cảnh báo, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có chỉ định điều trị kịp thời cho gia đình người bệnh. Đây là cơ hội để chúng ta dùng CNTT vào quản lý sức khoẻ cho mọi người”.

Việc ứng dụng công nghệ vào phát hiện bệnh tim sẽ giúp các cơ sở sản khoa tại An Giang có thể hội chẩn nhanh chóng với bác sĩ tim mạch của Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội và BV Tim mạch An Giang, từ đó phát hiện bệnh tim bẩm sinh kịp thời và có phác đồ điều trị sớm cho các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. 

Dự kiến, hơn 30.000 trẻ ra đời trong năm 2018 và 2019 được hưởng lợi từ dự án này. Đối với trẻ phát hiện bệnh, nếu gia đình khó khăn, sẽ được chương trình “Trái tim cho em” tài trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp miễn phí.

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh ra đời và 25% trong số này là những trường hợp bệnh tim bẩm sinh nặng cần phải mổ can thiệp ngay trong năm đầu để đảm bảo sự sống và tránh những biến chứng nặng. Do hạn chế về kinh phí mà hiện nay nhiều cơ sở sản khoa trên cả nước chưa có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, việc thăm khám và phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn./.

BT