• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dừng quy hoạch thép, bia, sữa… được không?

Từng bị nhiều bộ ngành phản đối nhưng ông Vũ Quang Các - Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ KHĐT - khẳng định dự thảo Luật Quy hoạch lần này vẫn định hướng bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm như thép, bia, rượu…

19/09/2016 10:58
Ông Vũ Quang Các
Theo ông Các, không nên duy trì mãi việc ra quy hoạch rồi điều chỉnh, cấp phép. Các quy hoạch như với sữa, cá tra, cà phê... hiện nay phê duyệt đều theo đúng quy định.

Nhưng thị trường biến động liên tục, trong khi quy hoạch đưa ra trước mấy năm nên khi xuất hiện nhà đầu tư mới lại phải bổ sung.

Bất hợp lý vẫn phải theo

Không chỉ thép, bia, rượu, hiện còn rất nhiều ngành nghề được quy hoạch không hợp lý?

- Đúng là còn nhiều. Theo khái niệm về quy hoạch mà chúng tôi nghiên cứu thì quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương không phải là quy hoạch, vì đó không phải bố trí không gian. Quy hoạch đất lúa cũng nhiều ý kiến. Giữ lại đất làm nông nghiệp là đúng, nhưng không nhất thiết đất đó phải trồng lúa. Dân có thể trồng cây khác nếu hiệu quả hơn.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ như karaoke hay cà phê, cá tra... nếu không có quy hoạch thì người dân làm ồ ạt, rồi rớt giá. Xóa quy hoạch có phải là một nguy cơ?

- Tôi xin hỏi thời gian qua có quy hoạch nhưng nông dân có phải đổ bỏ nông sản, sữa bò không? Dưa hấu có thừa ứ ở biên giới không? Thật ra bản thân các quy hoạch khó đảm bảo bớt thiệt hại cho dân. Rất dễ hiểu, bởi anh không thể tính được chắc chắn cung - cầu thị trường thế giới mà lại quy hoạch cứng sản lượng. Ví dụ như quả vải, nếu chính quyền vào cuộc, xắn tay lên làm thì khả năng tiêu thụ sẽ khác.

Trước đây tôi có chứng kiến một trường hợp Bộ Y tế đề nghị làm quy hoạch dược liệu, Bộ Công thương làm quy hoạch công nghiệp dược. Hai quy hoạch đó không khác nhau bao nhiêu. Nhưng hai bộ cùng trình lên. Nếu làm một đề án phát triển, đưa ra cơ chế chính sách để thu hút đầu tư thì tốt hơn.

Hạn chế xin-cho trong quy hoạch

Có ý kiến cho rằng nhiều doanh nghiệp nhà nước “thích” đầu tư, cần quy hoạch các sản phẩm như thép, cơ khí, bia... để tránh lãng phí nguồn lực...?

- Lý do duy trì quy hoạch trên là không thuyết phục. Hoàn toàn có thể có cách quản lý khác. Nếu đưa quy hoạch thì mọi doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ. Các doanh nghiệp trước khi đầu tư bao giờ cũng phải tìm hiểu. Cán bộ các bộ ngành không thể chắc chắn hiểu thị trường tốt hơn doanh nghiệp để ấn định trong 5-10 năm, chỉ nên xây bao nhiêu nhà máy.

Rất nhiều sản phẩm, ngành đã được quy hoạch. Nếu bỏ thì sẽ quản như thế nào?

- Thực tế các quy hoạch hồ tiêu, cà phê, cao su... cơ quan nhà nước hiện không điều hành được, thường xuyên bị phá vỡ. Quy hoạch duyệt lên duyệt xuống, xác định diện tích trồng nhưng dân trồng vượt quá cũng không sao, mà không ai trồng cũng... chịu. Hay các quy hoạch karaoke, ngành như thép, nhà máy đường... có làm ra cũng không quản được.

Theo kinh nghiệm thế giới, để quản lý có thể sử dụng đề án hoặc đưa ra điều kiện thay quy hoạch. Ví dụ đưa yêu cầu khả năng tài chính, môi trường, an toàn... Muốn hạn chế thì điều kiện chặt hơn hoặc đấu giá. Các điều kiện cũng được công khai, doanh nghiệp không đủ thì tự rút. Chứ anh chốt quy hoạch, doanh nghiệp đủ điều kiện vẫn có thể bị từ chối vì không có trong quy hoạch, hoặc nếu được đồng ý thì cũng phải đợi bổ sung quy hoạch.

Cần thay đổi tư duy, Nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin về thị trường, đưa khuyến cáo. Cần tránh việc cứ muốn làm là phải xin bổ sung quy hoạch, mất từ 6 tháng đến 2 năm, khi đó cơ hội có thể đã qua mất rồi.

Ông Vũ Quang Các cho biết dự Luật Quy hoạch đưa ra cơ chế chỉ có 33 lĩnh vực được làm quy hoạch. Việc làm quy hoạch cũng không phải các bộ ngành tự ngồi làm, mà sẽ có một hội đồng quy hoạch quốc gia giúp hạn chế tình trạng cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương. Luật mới cũng xóa bỏ các loại quy hoạch sản phẩm, ngành nghề cụ thể để chuyển sang quản lý bằng điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn một cách công khai minh bạch, đúng thông lệ quốc tế.

Theo ông Vũ Quang Các, thế giới không ai làm quy hoạch quá cụ thể như Việt Nam... Việt Nam từng quy hoạch nuôi tôm, xác định diện tích, đưa hỗ trợ, ngay lập tức bị kiện lên WTO. Sau đó Việt Nam phải mất không ít chi phí bằng mọi cách chứng minh quy hoạch đó không được thực hiện mới thoát kiện...

 
C.V.Kình
Theo Tuổi Trẻ