• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

EC tạm dừng xem xét dư lượng Metalaxyl trên hạt tiêu

(Chinhphu.vn) - Ủy ban Châu Âu (EC) đã xem lại dự thảo quy định mới liên quan tới Metalaxyl trên hạt tiêu và quyết định sẽ tạm dừng xem xét, chờ kết quả cuộc họp của các chuyên gia CODEX.

28/02/2017 09:37

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 1,5 tỷ USD (ảnh minh họa).

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA), trước sự phản đối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ban Gia vị của Chính phủ Ấn Độ (ISB) và ESA, EC đã xem lại dự thảo quy định mới liên quan tới Metalaxyl trên hạt tiêu và quyết định sẽ tạm dừng xem xét, chờ kết quả cuộc họp của các chuyên gia CODEX đánh giá lại, dự kiến trong năm 2018.

EC cũng cho phép các nước trồng hồ tiêu (Việt Nam là nước sản xuất nhiều nhất thế giới) có thể trình các thông tin, dữ liệu lên JMPR (Joint FAO/WTO Meeting on Pesticide Residues) để các chuyên gia CODEX có thêm dữ liệu xem xét.

Đây có thể coi là tin vui với ngành hồ tiêu Việt Nam. Như vậy, xuất khẩu tiêu sang thị trường châu Âu sẽ tiếp diễn bình thường trong năm 2017 này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vấn đề dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ luôn được các thị trường nhập khẩu đặt ra nghiêm ngặt.

Do vậy, để ngành hồ tiêu thực sự phát triển ổn định, từ người nông dân đến các đầu mối thương lái, doanh nghiệp thu gom, tạm trữ… phải cùng có trách nhiệm, quyết tâm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh theo hướng an toàn, chất lượng thì mới tránh được rủi ro mất giá, không tiêu thụ được hàng hóa do chất lượng không bảo đảm.

Hiệp hội này cũng đưa ra khuyến cáo với người nông dân có thể lựa chọn các loại thuốc thay thế và nắm bắt thông tin qua hệ thống khuyến nông, các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật để có những lựa chọn phù hợp, bảo đảm hiệu quả và an toàn.

T. Minh