• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ERIA tổ chức Hội thảo chuyên sâu dành cho các công chức Việt Nam tại Phuket, Thái Lan

Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã tổ chức Hội thảo chuyên sâu dành cho các công chức Việt Nam từ ngày 21-25 tháng 11 năm 2011 tại Phuket, Thái Lan. Hội thảo do Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Trung tâm Nghiên cứu Bangkok (BRC) thuộc tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) phối hợp tổ chức. 22 công chức Việt Nam đại diện cho các Bộ: Công Thương; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục; Lao Động, Thương Binh và Xã hội; Ngân hàng Nhà nước và các Viện: CIEM; Viện Nghiên cứu thương mại; Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đã tham dự Hội thảo.

29/11/2011 10:55

Mục đích của Hội thảo lần này nhằm nâng cao nhận thức của các nước ASEAN về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), chia sẻ các sáng kiến nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN hướng đến mục tiêu xây dựng AEC vào năm 2015. Cũng nhằm mục đích này, các Hội thảo tương tự đã được tổ chức trước đó tại Naypyitaw, Mi-an-ma trong tháng 9, tại Viên Chăn, Lào và Phnom Penh, Cam-pu-chia trong tháng 10 năm 2011. Hội thảo diễn ra trong 5 ngày: các đại diện của Việt Nam được nghe các chuyên gia giảng bài trong ba ngày đầu, ngày thứ tư đi khảo sát thực tế và ngày cuối cùng trình bày về thực trạng và kinh nghiệm phát triển của Việt Nam. Mặc dù địa điểm tổ chức Hội thảo phải thay đổi vào phút chót, từ Bangkok sang Phuket, do ảnh hưởng của lũ lụt tại Bangkok, Hội thảo vẫn được tổ chức thành công. Tại Phuket, các đại diện Việt Nam đã đến thăm và làm việc với trường Đại học Songkla, tập trung thảo luận về ngành du lịch và kinh doanh tại địa phương.

Giáo sư Yasuhiro Yamada, Chủ tịch BRC đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Các diễn giả trình bày tại Hội thảo gồm: Tiến sĩ Hank Lim, Chuyên gia cao cấp, Học viện Quốc tế Xinh-ga-po (SIIA); Giáo sư Shinichi Watanabe, Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản; Giáo sư Mitsuhiro Kagami, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Teikyo University, Nhật Bản; Bà Mai Fujita, Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển, JETRO và Giáo sư Keiichi Ogawa, Đại học Kobe, Nhật Bản. Năm chủ đề được trình bày tại Hội thảo bao gồm: (1) Hội nhập kinh tế; (2) Ổn định kinh tế vĩ mô; (3) Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản; (4) Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển công nghiệp; (5) Phát triển nguồn nhân lực. Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các đại diện Việt Nam đã thảo luận về một số vấn đề nổi cộm hiện nay và triển vọng hội nhập kinh tế ASEAN của Việt Nam, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy ngoại thương và FDI. Các đại diện cũng trao đổi ý kiến về cách thức quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trước các biến động trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực. Ngoài ra, hội thảo cũng thảo luận về các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam theo kinh nghiệm của Nhật Bản; phát triển ngành công nghiệp xe máy và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; cải cách giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực. Cuối cùng, Tiến sĩ Hank Lim, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khoa học của ERIA, đã tổng kết các nội dung được thảo luận tại Hội thảo. Tiến sĩ nhấn mạnh rằng chìa khóa để xây dựng thành công một thị trường chung, một cơ sở sản xuất thống nhất và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN là thúc đẩy sự di chuyển tự do của các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và đầu tư như được đề cập trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC (AEC Blue Print) và tiến hành cải cách và xây dựng năng lực trong nước.