• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

EU chi hơn 1 tỉ USD cho người tị nạn

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết viện trợ ít nhất 1,1 tỉ USD cho người tị nạn từ Syria và các nước láng giềng thông qua các cơ quan Liên Hợp Quốc.

24/09/2015 08:35
EU nhất trí viện trợ hơn 1,1 tỉ USD cho người tị nạn.

Trả lời họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề di cư diễn ra ngày 23/9, ông Tusk thông báo: "Cuối cùng, 1 tỉ euro bổ sung sẽ được huy động cho người tị nạn trong khu vực thông qua Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)".

Cũng theo ông Tusk, EU sẽ thành lập các trung tâm đặc biệt tiếp nhận người di cư tại các nước tuyến đầu từ cuối tháng 11.

Ông Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho hay họ sẽ tổ chức cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào ngày 5/10 tới, một phần trong nỗ lực hợp tác với Ankara nhằm hạn chế số lượng người di cư tới Hy Lạp. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí thắt chặt kiểm soát đường biên giới vòng ngoài của EU bằng việc sử dụng nhân sự và thiết bị từ các nước thành viên.

Trong khi đó, trả lời họp báo sau Hội nghị trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần tham gia vào mọi cuộc đàm phán về chấm dứt xung đột ở Syria.

Trước đó, tối 23/9, phát biểu trước lãnh đạo các nước EU tại Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề di cư, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz tuyên bố EP quyết tâm áp dụng hạn ngạch bắt buộc về phân bổ người tị nạn đối với các nước thành viên EU.

Theo ông, hạn ngạch bắt buộc dựa trên tiêu chuẩn phân phối khách quan và có thể xác minh, xét theo nhu cầu, tình trạng gia đình và kỹ năng của người xin tị nạn, đồng thời cũng dựa trên tình hình các nước thành viên với sự khác nhau về dân số, GDP, tỉ lệ thất nghiệp hay số người tị nạn hiện có ở mỗi nước. 

Chưa thống nhất hoàn toàn

Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề di cư với sự tham gia của lãnh đạo 28 nước EU diễn ra một ngày sau khi bộ trưởng Nội vụ các nước này thông qua kế hoạch phân bổ 120.000 người tị nạn bất chấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên.

Ngày 23/9, Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố Slovakia sẽ không triển khai kế hoạch phân bổ người tị nạn của EU và sẽ kiện lên Tòa án Công lý EU tại Luxembourg về quyết định này.

Thủ tướng Fico nêu rõ quan điểm của Slovakia rằng việc áp đặt các hạn ngạch như trên là không thực tế, đồng thời gọi kế hoạch áp hạn ngạch vừa được thông qua là điều luật của số đông.

Cùng quan điểm trên, Bộ Nội vụ Czech tuyên bố việc áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người di cư có thể trái với Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948. Vì vậy, Phó Thủ tướng Czech Pavel Belobradek tuyên bố trong trường hợp bị áp đặt hạn ngạch, nước này có thể khiếu nại lên Tòa án Tư pháp châu Âu.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Anh ngày 22/9 đã tiếp nhận đoàn người tị nạn đầu tiên trong số 20.000 người tị nạn Syria mà nước này cam kết sẽ tự nguyện tiếp nhận trong 5 năm tới.

Tuyên bố của Văn phòng Chính phủ Anh cho hay đoàn người tị nạn nói trên đã tới nước này theo kế hoạch "Tái định cư cho những người dễ bị tổn thương", song không đề cập chi tiết có bao nhiêu người trong đoàn và những nơi nào trên lãnh thổ Anh được chọn để bố trí chỗ ở cho họ.

Theo kế hoạch, những người tị nạn này sẽ được bố trí nơi ở, được chăm sóc y tế, được học tập và được bảo vệ theo quy chế tị nạn trong 5 năm. Sau thời gian này, Chính phủ Anh có thể xem xét và cho phép họ nhập cự tại đây. 


Hoàng Lâm (tổng hợp)