Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Để đạt được kết quả này, EVN và các đơn vị trực thuộc từ khâu phát điện, truyền tải đến phân phối đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp về quản lý vận hành, quản lý kinh doanh, đầu tư cải tạo lưới điện.
Với những nỗ lực đó tỷ lệ TTĐN của EVN đã giảm qua từng năm, nếu như năm 2018 TTĐN của EVN là 7,04% thì con số này trong năm 2019 giảm còn 6,5% trong khi đó mục tiêu kế hoạch 2016-2020, TTĐN của EVN sẽ giảm xuống 6,5%, với lưới điện truyền tải giảm xuống 2,15%; lưới điện phân phối giảm xuống khoảng 4,35%.
Công nghệ rửa sứ hotline đã góp phần giảm TTĐN trong khâu Truyền tải điện của EVN. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng |
Theo ông Lê Việt Hùng, Phó Trưởng ban Kỹ thuật – Sản xuất EVN, TTĐN của Tập đoàn đã giảm đến mức thấp sát ngưỡng kỹ thuật, nếu muốn tiếp tục giảm TTĐN sẽ phải đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện và phải cân nhắc đến hiệu quả của dự án và khả năng thu hồi vốn đầu tư.
Chia sẻ với quan điểm này, GS.Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cũng cho rằngchúng ta không giảm TTĐN bằng mọi giá mà phải cân đối, dựa trên cơ sở hiệu quả đầu tư và khả năng cung cấp điện ổn định trên lưới.
Phân tích của đại diện Ban kỹ thuật – Sản xuất của EVN cho thấy trở ngại lớn nhất của việc giảm TTĐN là vấn đề đầu tư phát triển hệ thống điện theo Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Quy hoạch, nhiều công trình điện đã bị chậm tiến độ do thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công không đảm bảo đúng tiến độ cam kết...
Lưới điện không theo kịp tăng trưởng phụ tải dẫn đến đầy, quá tải đường dây, trạm biến áp (TBA)... TTĐN của các đơn vị sẽ tăng. Đặc biệt, nếu lưới điện truyền tải không giảm được về 2,15% sẽ là khó khăn lớn trong thực hiện mục tiêu giảm TTĐN chung.
Theo đánh giá của EVN các biến động về nguồn, tải so với dự báo hay chậm tiến độ công trình đều ảnh hưởng đến kết quả giảm TTĐN của đơn vị. Cơ bản tăng TTĐN đều là do nguyên nhân khách quan.
Hiện nay, những khu vực phụ tải tập trung có tỷ lệ TTĐN thấp, như Bình Dương 2,95%, Lào Cai 2,97%, Đà Nẵng 3,0%, Đồng Nai 3,35%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tỉnh có lưới điện kéo dài, điều kiện vận hành khó khăn, TTĐN cao trên 7% như Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hoá... Ở các khu vực này cũng có thể giảm TTĐN xuống 3% nhưng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Hiệu quả giảm TTĐN sẽ rất thấp so với yêu cầu về vốn đầu tư. Vì vậy, việc đầu tư giảm TTĐN cần phải nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không sẽ gây lãng phí lớn.
EVN cho biết với kinh nghiệm giảm TTĐN trong nhiều năm, Tập đoàn sẽ tiếp tục đúc rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch giảm TTĐN hợp lý, tập trung thực hiện tối đa các giải pháp quản lý vận hành, quản lý kinh doanh giảm TTĐN, đầu tư hiệu quả, hợp lý, không tập trung giảm TTĐN bằng mọi giá.
Toàn Thắng