• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

EVN SPC: Nhiều giải pháp truyền thông để phát triển điện mặt trời

(Chinhphu.vn) – Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã triển khai Chương trình hỗ trợ tư vấn trực tiếp và nhận định đây là một giải pháp trước mắt căn cơ và hiệu quả trong công tác truyền thông để phát triển điện mặt trời khu vực phía Nam.

08/08/2019 15:53

EVN SPC đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích dâu dài của phát triển điện mặt trời. Ảnh : VGP/Minh Thi

Thực hiện Quyết định số 37/QĐ-EVN ngày 9/1/2019 của EVN về việc giao chỉ tiêu cho EVN SPC vận động khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN với tổng công suất ≥95 MWp trong năm 2019. Thời gian qua, EVN SPC đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp truyền thông cụ thể.

Từ nhận diện khó khăn...

Theo thống kê, tính đến thời điểm tháng 2/2019, tại khu vực 21 tỉnh, thành phía Nam tổng số khách hàng đã lắp đặt ĐMTMN chỉ đạt 740 hộ (532 hộ sử dụng điện sinh hoạt, 208 hộ sử dụng điện ngoài sinh hoạt) với tổng công suất lắp đặt là 11.560 kWp (bình quân công suất lắp đặt hộ sử dụng điện sinh hoạt là 4,17 kWp/hộ; hộ sử dụng điện sản xuất, dịch vụ là 44,5 kWp/hộ), tổng sản lượng đã phát lên lưới là 1.685.288kWh.

Số liệu trên cho thấy, mức độ phát triển ĐMTMN ở khu vực phía Nam chưa tương xứng với điều kiện tự nhiên cũng như với hơn 850.000 khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt (tiêu thụ điện từ 300 kWh/tháng đến hơn 1.000kWh/tháng) và hơn 500.000 khách hàng sử dụng điện mục đích sản xuất, dịch vụ.

Đánh giá về những hạn chế và từ đó nhận diện các khó khăn khi triển khai ĐMTMN tại phía Nam, theo nhận định của các chuyên gia trong các cuộc hội thảo, hội nghị về phát triển điện mặt trời thời gian qua, những hạn chế phát triển ĐMTMN so với tiềm năng không đơn thuần xuất phát từ khả năng tài chính của các hộ dân (hiện nay giá thành lắp đặt đã giảm chỉ bằng 25% so với năm 2015), mà còn từ nhiều nguyên nhân khác.

Cụ thể, về thủ tục, mặc dù các Công ty Điện lực (CTĐL) đã hợp tác lắp đặt công tơ 2 chiều để làm cơ sở thanh toán tiền điện mặt trời, tuy nhiên chưa thể ký hợp đồng mua bán điện mặt trời với khách hàng vì chưa có hướng dẫn chính thức của các cơ quan chức năng về cách thức thanh toán điện năng, ký kết hợp đồng mua bán điện giữa các bên (Hộ gia đình bán điện mặt trời và bên mua là ngành điện). Đây là một trong những vướng mắc khiến ĐMTMN phát triển cầm chừng thời gian qua.

Bên cạnh đó, thông tin về lợi ích của hệ thống ĐMTMN đến các hộ gia đình (những nhà đầu tư) còn bị hạn chế và từ đó số lượng lớn hộ gia đình có đủ khả năng lắp đặt hệ thống điện MTMN chưa quyết định lắp đặt.

Đồng thời, hệ thống marketing của các nhà sản xuất lắp đặt hệ thống ĐMTMN rất hạn chế (chủ yếu vẫn là tham gia thực hiện các dự án nguồn điện mặt trời); thông tin chi tiết về việc bán điện dư từ hệ thống điện mặt trời hộ gia đình chưa phải là dịch vụ phổ biến; mô hình ĐMTMN chưa phổ biến, các yêu cầu về chất lượng tiêu chuẩn chưa được luật hóa, giá thành lắp đặt còn chênh lệch giữa các nhà cung cấp.

Đặc biệt, việc xác định đối tượng tiềm năng và tiếp cận khuyến khích lắp đặt hệ thống ĐMTMN chưa được tổ chức có hệ thống, xảy ra hạn chế kết nối giữa nhà sản xuất lắp đặt và hộ gia đình có khả năng lắp đặt.

Như vậy làm thế nào để người dân hiểu được lợi ích dâu dài của phát triển điện mặt trời đối với cá nhân mỗi hộ gia đình, mỗi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội đó chính là chìa khoá để mở cánh cổng phát triển điện mặt trời. Và một giải pháp vô cùng quan trọng chính là lựa chọn đúng, chuẩn phương pháp truyền thông.

Đến chương trình hỗ trợ tư vấn trực tiếp

Trong thời gian qua, song song với việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và các quy định của ngành điện, để đạt được chỉ tiêu về công suất ĐMTMN mà EVN đã giao cho EVN SPC, Tổng Công ty đã xây dựng triển khai nhiều phương pháp truyền thông cho người dân để phát triển ĐMTMN như quảng bá sản phẩm bằng phương tiện truyền thông ngoài trời; quảng bá trên tivi, báo, tạp chí; quảng bá trên website; quảng bá bằng hình thức hỗ trợ đầu tư. Các hình thức quảng bá này trong thời gian qua đã có hiệu quả nhất định, tuy nhiên tác động thấp do tính chất địa bàn của EVN SPC trên phạm vi quản lý rộng với nhiều vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, với những nỗ lực truyền thông bằng các hình thức khác nhau như banner, tờ rơi, trang web, phóng sự... nhưng với đặc thù địa bàn rộng, giá trị đầu tư một hệ thống ĐMTMN dao động bình quân từ 50 đến 100 triệu đồng (từ 2,5 kWp đến 5kWp) không phải là nhỏ so với hộ gia đình... nên sự hạn chế tiếp cận đầy đủ với các thông tin truyền thông trở thành một rào cản cho quyết định đầu tư hệ thống ĐMTMN đối với nhiều hộ gia đình.

Chính vì vậy Tổng Công ty đã triển khai Chương trình hỗ trợ tư vấn trực tiếp và nhận định đây là một giải pháp trước mắt căn cơ và hiệu quả trong công tác truyền thông để phát triển ĐMTMN khu vực phía Nam.

Chương trình hỗ trợ tư vấn trực tiếp có hiệu quả tác động cao nhất so với những phương tiện khác bởi vì người tư vấn khách hàng có cơ hội để giới thiệu chi tiết về sản phẩm dịch vụ ĐMTMN và hiểu được chính xác nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Mặt khác, một đội ngũ tư vấn mở rộng sẽ khắc phục được sự hạn chế về nguồn nhân lực truyền thông ĐMTMN tại các điện lực.

Theo đó, đối tượng tham gia thực hiện hoạt động tư vấn không chỉ là CBCNV điện lực thực hiện ngoài giờ làm việc và các dịch vụ bán lẻ điện năng mà sẽ mở rộng và có được sự hỗ trợ giám sát hoạt động từ các đoàn thể, cơ quan; có sự chọn lọc đội ngũ trong hoạt động đào tạo tư vấn, phù hợp nguồn kinh phí cho chương trình như: Các Đoàn viên Đoàn thanh niên hoặc hội viên Hội Liên hiệp thanh niên; Hội viên Hội Cựu chiến binh; Hội viên Hội Nông dân; Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ; Đoàn viên Công đoàn cơ sở.

Đánh giá ban đầu của Tổng Công ty cho thấy, phương thức truyền thông trực tiếp trong phát triển ĐMTMN sẽ có hiệu quả cao do đội ngũ marketing giao tiếp trực tiếp với khách hàng hoặc hộ gia đình hay tư vấn qua điện thoại, phương tiện điện tử cá nhân (Email; Facebook, tin nhắn, Zalo...). Qua đó giới thiệu sản phẩm, tìm khách hàng, hỗ trợ khách hàng và khách hàng có thể tương tác trực tiếp với nhân viên tư vấn nhằm giải đáp các yêu cầu cũng như thắc mắc trong quá trình triển khai đầu tư ĐMTMN.

Đặc điểm chi phí hỗ trợ trong chương trình là chi phí phát sinh sau khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN, vì vậy không có rủi ro về hiệu quả tư vấn. Hơn nữa, do tận dụng được nguồn nhân lực từ các đoàn thể trải rộng 21 tỉnh, thành phố nên sẽ giảm được rất nhiều chi phí từ đi lại, đến chi phí trả lương ngoài giờ cho các nhân viên của ngành điện.

Đặc biệt, loại hình tư vấn của chương trình có giá trị gia tăng vì một số khách hàng sau khi được tư vấn có thể chưa quyết định lắp đặt nhưng đã được truyền thông về lợi ích tiết kiệm điện, lợi ích về sử dụng năng lượng mặt trời.

Hoạt động hỗ trợ tư vấn sẽ thực hiện trong năm 2019 hoặc tại thời điểm EVN SPC hoàn thành công tác vận động khách hàng thuộc địa bàn 21 tỉnh/thành phố phía Nam lắp đặt ĐMTMN đạt chỉ tiêu EVN giao EVNSPC trong năm 2019.

Minh Thi