• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Fed tăng lãi suất không gây bất ngờ đối với Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Nói về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản mới đây, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng điều đó không gây bất ngờ đối với Việt Nam.

26/09/2022 11:26
Fed tăng lãi suất không gây bất ngờ đối với Việt Nam - Ảnh 1.

TS Trần Du Lịch: Việt Nam không chỉ ưu tiên kiềm chế lạm phát mà ưu tiên cao hơn là thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về việc Fed liên tục tăng lãi suất cơ bản và mới nhất là quyết định tăng lãi suất ngày 21/9 vừa qua, theo TS. Trần Du Lịch, điều đó giúp giảm bớt áp lực lạm phát ở Mỹ, nhưng lại làm gia tăng chi phí nhập khẩu đối với các quốc gia khác.

Phản ứng tức thời ngay sau quyết định của Fed, hàng loạt ngân hàng trung ương các nước đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Tác động của việc này được cho là sẽ kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, tăng tỉ lệ thất nghiệp và nhiều hệ quả tiêu cực khác lên các nền kinh tế.

Với quy mô nền kinh tế còn nhỏ trong khi độ mở lại lớn, chắc chắn Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhất định từ việc Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên, vấn đề này đã được dự báo và bàn thảo tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì, có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, diễn ra chiều ngày 12/9.

Ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 15, một loạt các giải pháp ứng phó của Chính phủ đã được đưa ra. Như vậy, việc Fed tăng lãi suất thực sự không gây bất ngờ đối với Việt Nam.

Ở thời điểm hiện nay, theo quan điểm của TS. Trần Du Lịch, ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò đặc biệt quan trọng. Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát… mới tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Do đó, trong điều hành nền kinh tế, ưu tiên cao nhất sẽ phải là ổn định kinh tế vĩ mô. Và điều cần làm đầu tiên để kinh tế vĩ mô ổn định là phải giữ được tỉ giá hiện nay, giữ được giá trị đồng tiền Việt Nam để ổn định tâm lý thị trường.

Đối với chính sách tiền tệ, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất điều hành ngay sau động thái của Fed, TS. Trần Du Lịch đánh giá không quá lo ngại bởi người đứng đầu Chính phủ ngay lập tức đã có yêu cầu ngành ngân hàng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Với hạn mức tín dụng còn lại trong những tháng cuối năm, ngành ngân hàng cần đẩy nhanh dòng vốn này vào những lĩnh vực ưu tiên theo đúng tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ và Nghị quyết 43 của Quốc hội. "Đặc biệt, gói hỗ trợ 2% lãi suất từ Ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31 của Chính phủ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã thời gian qua thực hiện chưa hiệu quả thì đây là thời điểm rất thích hợp để đẩy mạnh triển khai, giúp các đơn vị này phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh trước những biến động khó lường của thị trường hiện nay", TS. Trần Du Lịch cho biết quan điểm.

Theo TS. Trần Du Lịch, cần lưu ý rằng, việc tăng mạnh lãi suất cho thấy hiện ưu tiên của Mỹ chỉ là kéo giảm lạm phát nhưng với Việt Nam thì khác, không chỉ có kiềm chế lạm phát mà ưu tiên cao hơn là thúc đẩy tăng trưởng.

Trong Chỉ thị 15, quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ là tháo gỡ những điểm nghẽn ảnh hưởng đến tăng trưởng, kết hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, tạo dòng chảy vốn trong nền kinh tế hiệu quả hơn.

Nổi bật trong đó là yêu cầu các cơ quan chức năng có giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm; đẩy mạnh triển khai các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; lành mạnh hóa thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán…

Dự đoán từ nay đến cuối năm 2022, Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, theo TS. Trần Du Lịch, điều gì cũng có giới hạn, và giới hạn tăng lãi suất của Fed chính là ngưỡng suy thoái của kinh tế Mỹ. Vì vậy, trong điều hành nền kinh tế của các bộ, ngành và địa phương cần bám sát, làm tốt nhất những gì mà Chỉ thị 15 đề ra, qua đó giúp ổn định tâm lý thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mạnh Hùng