Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Gần 7 triệu hộ gia đình được vay vốn ưu đãi thông qua hình thức cho vay ủy thác. Ảnh Chinhphu.vn |
Trong đó, ở nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Lào Cai,...
Trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết: Thực hiện chủ trương của Chính phủ tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong những năm qua, 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) với mạng lưới là các Tổ Tiết kiệm và vay vốn đã chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cả nước.
Hiện nay hệ thống Tổ Tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập, quản lý đã được kiện toàn đến tận thôn, bản với hơn 203.000 tổ trong cả nước. Trong đó, Hội Nông dân có khoảng gần 70.000 tổ, Hội Phụ nữ có trên 80.000 tổ, Hội Cựu chiến binh 32.368 tổ, Đoàn Thanh niên gần 21.000 tổ.
Thực tế, Ban chấp hành các Hội cùng Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thực hiện toàn bộ các hoạt động thuộc 6 công đoạn uỷ thác: từ thông báo chủ trương cho vay chính sách; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và hoạt động của Tổ; bình xét, thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị vay vốn; giám sát người vay sử dụng vốn vay, giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ và chứng kiến việc giải ngân, thu ngân hàng tháng tại điểm giao dịch của ngân hàng.
Thông qua hệ thống này, hơn 100.000 tỷ đồng vốn ưu đãi, chiếm khoảng 98% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đến với gần 7 triệu hộ gia đình chính sách. Nhờ nguồn vốn này các gia đình đã tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực tế cho thấy, phương thức uỷ thác này hoàn toàn phù hợp, là việc làm đúng, thực hiện chủ trương xã hội hoá kênh tín dụng chính sách, huy động tổng lực tham gia xóa đói giảm nghèo.
Củng cố, hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay thông qua hình thức ủy thác vẫn còn những khó khăn, tồn tại. Trong đó, tồn tại đáng kể nhất là vẫn còn nhiều tỉnh thành có nợ quá hạn lớn như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hà Giang, Đắc Nông, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Kon Tum,... Hiện tượng, nợ bị vay ké, bị xâm tiêu chiếm dụng có chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt, nhiều vụ xâm tiêu chiếm dụng phát sinh trong những năm qua chưa được xử lý đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội, Ngân hàng, khiến người dân thắc mắc, băn khoăn. Chưa kể, việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... cho hộ nghèo còn hạn chế cần được khắc phục.
Giúp bà con nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo - Ảnh Chinhphu.vn |
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đề nghị các tổ chức hội cần xem xét lại hiệu quả làm việc của cán bộ được bố trí làm công việc này, để tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm vay vốn, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tại điểm giao dịch xã. Đặc biệt, các tổ chức Hội cần phối hớp với Ban quản lý Tổ theo dõi việc sử dụng vốn vay của người vay để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và tập trung thu hồi nợ quá hạn đang tồn đọng. Đôn đốc Ban quản lý Tổ tập trung thu lãi hàng năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã đề nghị các Hội phối hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hướng dẫn bà con cách thức làm ăn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công... để giúp người vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xây dựng những mô hình sử dụng vốn vay ưu đãi điển hình về phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Bình Minh – Quốc Hà thực hiện
Tin liên quan
>> Sinh viên vay vốn học tập hầu hết trả nợ đúng hạn
>> Sẽ gia hạn nợ cho HSSV ra trường chưa tìm được việc làm
>> Thêm 8.000 tỷ đồng cho 1 triệu HSSV nghèo vay vốn học tập
>> Vốn tín dụng ưu đãi - đòn bẩy của học sinh nghèo
>> Đề xuất mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi
>> Không chỉ ưu đãi vốn vay cho người nghèo