• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gắn chất lượng công dân nhập ngũ với trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền

Đắk Lắk tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược về KT-XH và QP-AN của cả nước. Vì lẽ đó, xây dựng tiềm lực và củng cố thế trận quốc phòng an ninh cũng như thực hiện công tác quân sự địa phương luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm. Trong đó, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ được tỉnh Đắk Lắk xác định là “chỉ tiêu, pháp lệnh trong kế hoạch hằng năm”.

09/02/2012 07:51

Ngay sau khi có quyết định giao chỉ tiêu của cấp trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản lãnh đạo và xây dựng kế hoạch, quyết định giao chỉ tiêu tuyển quân cho UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai tổ chức thực hiện theo đúng quy trình; Chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng giao quân giữa địa phương với đơn vị nhận quân, thống nhất về tiêu chuẩn tuyển chọn; Chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn, giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ cho các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp mà trước hết là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công dân nhập ngũ ở cấp mình.

Tuổi trẻ địa phương động viên các công dân

trúng tuyển lên đường nhập ngũ.
Theo tinh thần đó, các địa phương đã chủ động nắm chắc số thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ ngay tại cơ sở. Hằng năm, định kỳ vào tháng 4, tỉnh Đắk Lắk tiến hành đăng ký NVQS cho số thanh niên trong độ tuổi. Việc đăng ký NVQS, quản lý nguồn được xác định là nội dung quan trọng trong công tác tuyển quân. Đại tá Trần Văn Phải, Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Quản lý và nắm chắc nguồn là một trong những yếu tố quyết định để tỉnh Đắk Lắk liên tục nhiều năm liền hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ. Đồng thời quản lý chắc nguồn công dân trong độ tuổi là cơ sở để gọi người nào chắc người đó, từng bước nâng cao chất lượng công dân nhập ngũ cả về phẩm chất chính trị, sức khỏe và trình độ văn hóa”.
Địa bàn tỉnh rộng, dân số hơn 1,8 triệu người thuộc 42 dân tộc anh em. Nhiều vùng người dân lại định cư phân tán, sự dịch chuyển dân cư nội tỉnh còn xảy ra khá thường xuyên, khiến cho công tác quản lý nguồn thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ gặp không ít khó khăn; việc tổ chức sơ tuyển ở cấp xã thiếu chặt chẽ, dẫn tới tỷ lệ thanh niên bị loại về sức khỏe khi khám tuyển cấp huyện vẫn còn ở con số hơn 50%. Bên cạnh đó, Đắk Lắk hiện là tỉnh còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học còn cao, dẫn đến chất lượng về văn hóa của thanh niên nhập ngũ, nhất là thanh niên người dân tộc thiểu số thấp. Đặc điểm này, dẫn tới khó khăn cho công tác tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ cho quân đội cũng như cho địa phương.

Nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong công tác tuyển quân, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã mạnh dạn mở các lớp tạo nguồn ngay tại trường quân sự địa phương, tiến hành bồi dưỡng văn hóa và kiến thức quốc phòng cho số quân nhân tại ngũ là con em người dân tộc thiểu số, để sau khi xuất ngũ trở về địa phương lực lượng này sẽ bổ sung vào nguồn cán bộ cơ sở. Mặt khác, thông qua bồi dưỡng, đào tạo còn lựa chọn nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho quân đội.

Một trong những yếu tố tác động tích cực đến công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ ở Đắk Lắk là sự động viên, khích lệ của cộng đồng dân cư và gia đình đối với công dân trúng tuyển. Trước ngày thanh niên nhập ngũ, tại các dòng tộc, buôn làng thường tổ chức giao lưu, gặp mặt, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm. Nhiều buôn làng đồng bào Ê Đê, M’nông, Gia-rai còn tổ chức nghi lễ truyền thống như lễ “Cầu sức khỏe cho thanh niên nhập ngũ”… những việc làm này đã góp phần động viên, khích lệ thanh niên hăng hái tòng quân, hạn chế tình trạng trốn tránh, chống lệnh gọi nhập ngũ, chấm dứt tình trạng bỏ ngũ. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều xã, phường ở Đắk Lắk có 100% thanh niên trúng tuyển viết đơn tình nguyện nhập ngũ; tỷ lệ quân nhân trong thời gian tại ngũ phấn đấu được kết nạp Đảng, được theo học các khóa đào tạo phục vụ quân đội lâu dài hằng năm đều tăng.

Hằng năm, các cấp chính quyền, địa phương ở Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị quân đội chăm lo làm tốt công tác đón quân nhân hoàn thành NVQS trở về địa phương; tạo điều kiện thuận lợi nhất trong đào tạo, hỗ trợ giải quyết việc làm giúp thanh niên sau khi hoàn thành NVQS trở về địa phương có công ăn, việc làm ổn định. Một số địa phương, đơn vị còn tổ chức giao lưu, tọa đàm giữa thanh niên hoàn thành NVQS, với thanh niên trúng tuyển chuẩn bị nhập ngũ, qua đó động viên tuổi trẻ hăng hái lên đường thực hiện NVQS. Đại tá Trần Văn Phải cho biết: Năm 2012 này, tỉnh Đắk Lắk được giao chỉ tiêu tuyển chọn 3.100 thanh niên nhập ngũ; đợt 1 có 6 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột tuyển chọn 1.550 công dân. Đến thời điểm này, các địa phương giao quân đợt 1 đã chuẩn bị chu đáo cho lễ giao quân.

File dính kèm