• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gặp lại những kỷ vật kháng chiến

(Chinhphu.vn) - Bức ảnh Bác Hồ với lời thề quyết tử giữ chốt viết bằng máu, nồi chưng cất nước của quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào… là những kỷ vật kháng chiến vô giá đi cùng những câu chuyện cảm động của những người đã trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt.

09/04/2010 19:11

Nhiều cựu chiến binh rất xúc động khi gặp lại những kỷ vật của một thời oanh liệt - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 9/4, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết “Những kỷ vật kháng chiến” năm 2009. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thời gian diễn ra cuộc thi không dài (25/6 - 31/12/2009) nhưng Ban tổ chức đã nhận được 121 tác phẩm tham dự, hàng chục kỷ vật được giới thiệu và hiến tặng, trong đó có nhiều kỷ vật quý.

Đó là Lời thề quyết tử giữ cao điểm 554 trên chiến trường Quảng Trị viết bằng máu của đồng chí Lê Bá Dương; cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn; nồi chưng cất nước của bộ đội tình nguyện tại Lào; chiếc đèn đi-na-mô dùng chiếu sáng trong phòng mổ từ kháng chiến chống Pháp, thư và kỷ vật mới phát hiện của mối tình giữa liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và nhà báo Khương Thế Hưng…

Theo Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, những kỷ vật được lưu giữ từ những năm tháng chiến tranh là minh chứng và chứa đựng nhiều kỷ niệm về tình đồng đội, tình quân dân, về trí tuệ sáng tạo và những phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ.

Đến với cuộc thi không chỉ là những cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử mà còn có sự hưởng ứng của đông đảo các bạn trẻ trong nước. Em Trần Đức Hạnh (21 tuổi) với tác phẩm Bộ bát đũa thiêng và lời thề đồng đội đã đạt giải 3 cuộc thi.

Đức Hạnh cho biết: “Khi tận mắt chứng kiến những kỷ vật, em thấy đây là những bằng chứng lịch sử rất sinh động và cần được gìn giữ để thế hệ trẻ chúng em và mai sau được biết lịch sử anh hùng của Việt Nam và học tập tấm gương của thế hệ cha ông xưa”.

Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho tác phẩm "Bác Hồ dặn: Nước không được chia" của tác giả Lê Bá Dương (Khánh Hòa), 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải khuyến khích. Ông Lê Reo (ở xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) và Lê Văn Đính (ở Thanh Xuân, Hà Nội) được trao tặng thưởng vì có công sưu tầm, hiến tặng nhiều kỷ vật.

Cũng trong sáng 9/4, báo Quân đội Nhân dân đã phát động cuộc thi viết "Những kỷ vật kháng chiến" năm 2010. Đối tượng dự thi là tất cả các công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài biết hoặc đang lưu giữ những hiện vật liên quan đến các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Bài viết dài không quá 2.000 từ, gửi về tòa soạn báo Quân đội Nhân dân. Thời hạn cuối nhận bài dự thi là 31/12/2010.

Thu Cúc