• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gấp rút giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(Chinhphu.vn) – Những năm qua, với tốc độ phát triển nhanh của nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), nhất là điện mặt trời, một số đường dây, máy biến áp 220kV khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vận hành đầy tải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố trên lưới điện truyền tải.

07/03/2022 10:36
Gấp rút giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo tại PTC3 - Ảnh 1.

PTC3 nỗ lực hỗ trợ các chủ đầu tư dự án NLTT đấu nối vào hệ thống truyền tải nhằm giải tỏa tối đa công suất nguồn NLTT. Ảnh: VGP/ Toàn Thắng

Bài toán đặt ra là vừa phải giải tỏa công suất các nguồn NLTT, góp phần bảo đảm đủ điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống điện đang là vấn đề cấp thiết đặt ra với ngành điện.

Quá tải vì tăng trưởng nóng NLTT

Tính đến hết năm 2021, tổng công suất điện năng lượng tái tạo tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đấu nối vào lưới điện truyền tải Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) quản lý là 4.664 MW, chiếm 35% tổng công suất đặt của khu vực. 

Tỷ lệ đấu nối vào lưới điện phân phối của 9 Công ty Điện lực tỉnh thuộc Tổng Công ty Ðiện lực miền Trung (EVNCPC) và Tổng Công ty Ðiện lực miền Nam (EVNSPC) chiếm 18%.

Do tốc độ phát triển nhanh của các nguồn điện mặt trời trong thời gian ngắn đã làm cho một số ÐZ 220 kV, MBA 220 kV khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Ðồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Ðịnh, Gia Lai vận hành đầy tải.

Các Trung tâm Ðiều độ Hệ thống điện quốc gia (NLDC), Điều độ hệ thống Miền A2, A3 đang phải áp dụng biện pháp thay đổi kết dây, tách thanh cái, mở vòng lưới điện để điều hòa công suất, tận dụng cao nhất khả năng tải các ÐZ 220 kV còn non tải.

Trong năm 2021, với chủ động tính toán và phối hợp tốt giữa các nhà máy NLTT, PTC3 và các đơn vị điều độ nên đã hạn chế tình trạng quá tải. Tuy nhiên, vẫn còn một số ÐZ, trạm biến áp (TBA) vận hành trong tình trạng đầy tải như: các ÐZ, TBA thuộc tỉnh Gia Lai, Ðắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực tỉnh Phú Yên, Bình Ðịnh.

Từ ngày 29/12/2021, sau khi MBA AT1 500 kV-450 MVA tại TBA 500 kV Pleiku2 được nâng công suất lên 900 MVA đã giải quyết căn bản tình trạng đầy tải của các MBA 500 kV tại TBA Pleiku, Pleiku2.

Theo chuyên gia của NLDC, hiện nay có tình trạng khó khăn trong vận hành khi tỷ lệ NLTT tăng cao. Công tác dự báo khả năng phát của nguồn NLTTvà phụ tải hệ thống gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi nguồn điện mặt trời mái nhà.

Cùng với đó với việc ưu tiên huy động NLTT, giảm huy động nguồn truyền thống dẫn đến suy giảm quán tính hệ thống. Xuất hiện các sự cố không nghiêm trọng nhưng đã xảy ra các hiện tượng dao động điện áp, tần số trên hệ thống điện do việc cài đặt, hiệu chỉnh thông số hệ thống điều khiển nhà máy NLTTchưa tuân thủ quy định.

Theo NLDC, trong năm 2021, NLDC đã phải ngưng/khởi động các tổ máy turbine khí do ưu tiên khai thác NLTT với tổng số 1.014 lần. Ðối với cụm nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2010 đến 2020, tổng số 303 lần khởi động, riêng năm 2021 thống kê được 397 lần phải khởi động...

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Ðể bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục, hằng năm, PTC3 phải bố trí lịch cắt điện các ÐZ, MBA, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm định kỳ thiết bị.

Trong năm 2021, đơn vị này đã phải bố trí 474 lần cắt điện để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vào ban đêm để ưu tiên giải tỏa công suất từ các nguồn điện mặt trời. Bất cập này đã ảnh hưởng sức khỏe công nhân khi làm việc ban đêm, trái giờ sinh học.

Gấp rút giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo tại PTC3 - Ảnh 2.

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và PTC3 tổ chức Hội nghị đối thoại với các chủ đầu tư dự án NLTT nhằm hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đấu nối, giải tỏa công suất nguồn NLTT và lưới điện truyền tải. Ảnh: EVN

PTC3 cho biết, với địa hình phức tạp sẽ tiềm ẩn rất cao nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, nhất là làm việc trên cao, phải tăng số nhân lực để bù lại hiệu suất công việc giảm; chất lượng công việc giảm vì không đủ ánh sáng để thực hiện bố trí sơ đồ, lắp đặt dụng cụ, di chuyển trên cao, khó quan sát, kiểm soát và phát hiện kịp thời khi có bất thường xảy ra.

Đó còn là vấn đề tăng chi phí quản lý vận hành do khảo sát hiện trường làm đêm, cần máy phát điện di động, hệ thống chiếu sáng tại các vị trí làm việc; thực hiện các biện pháp an toàn cũng có nhiều hạn chế trong quá trình giám sát thi công, giám sát các thiết bị chịu lực; kiểm soát an toàn tại các khoảng cột có giao chéo với đường dây trung thế, hạ thế và đường giao thông lúc trời tối.

Do thiết bị vận hành đầy tải dẫn đến phải tăng cường tần suất giám sát thiết bị trong TBA; đo nhiệt độ tiếp xúc lèo, mối nối và hành lang tuyến đường dây để kịp thời khắc phục, xử lý hiện tượng bất thường.

Đối với ÐZ đầy tải, PTC3 phải thực hiện đo, kiểm tra phát nhiệt hai lần/tháng, đối với những điểm có nguy cơ phát nhiệt, tiến hành đo một lần/tuần; các MBA vận hành đầy tải tăng cường đo, kiểm tra phát nhiệt một lần/tháng, với những điểm có nguy cơ phát nhiệt, đo một lần/tuần trong ba ca liên tục để điều chỉnh công suất phát xử lý đầy tải, quá tải.

Theo PTC3, hầu hết các nhà máy điện NLTT có thời gian lập hồ sơ thiết kế ngắn nên các bản vẽ thi công phần điện cũng còn một số bất cập, tuy nhiên, các chủ đầu tư đã phối hợp tốt với PTC3 để sửa đổi, hiệu chỉnh phù hợp lưới điện hiện hữu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ đóng điện và hòa lưới điện truyền tải, không để xảy ra sự cố.

Trong giai đoạn vận hành, thực hiện đầy đủ quy chế phối hợp quản lý vận hành giữa PTC3 với các nhà máy NLTT như thông tin về tình trạng đầy, quá tải; bất thường, sự cố; thao tác cắt điện/cô lập/đóng điện đường dây; cách thức trao đổi thông tin phục vụ phối hợp quản lý vận hành và xử lý sự cố. Ngoài việc trao đổi thông tin qua email, đơn vị quản lý vận hành của PTC3 lập nhóm trao đổi trực tiếp giữa kíp trực vận hành, lãnh đạo các nhà máy và lãnh đạo truyền tải điện, phòng kỹ thuật, đội truyền tải điện.

Các thông tin liên quan tình trạng đầy, quá tải, thao tác cắt điện/cô lập/đóng điện đường dây, văn bản, phiếu đăng ký cắt điện, phiếu thao tác… được chuyển lên nhóm để kịp thời thông tin và phối hợp xử lý.

Các đơn vị quản lý vận hành của PTC3 cũng chủ động làm việc trực tiếp với từng nhà máy liên quan điểm đấu nối về xử lý bất cập, việc chấp hành các quy định kỹ thuật vận hành lưới điện của EVN, EVNNPT, PTC3; đánh giá công tác phối hợp vận hành giữa các bên trong thời gian qua, đề xuất phương hướng thời gian tới. Ðơn vị quản lý vận hành của PTC3 cũng hỗ trợ các nhà máy năng lượng tái tạo xử lý các bất thường ở các nhà máy NLTT.

Với những nỗ lực đó, từ cuối năm 2018 đến nay, tất cả các nhà máy NLTT đấu nối vào lưới điện truyền tải đều vận hành an toàn, không sự cố đã góp phần giải tỏa công suất tối đa cho các nhà máy điện NLTT.

Toàn Thắng