• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ghi từ những ngày trên đất Mỹ Bài 2: Thăm thành phố Baltimore…

Đoàn cán bộ Bộ TN&MT tại phongòng xử án của TP. Annapolis (Bang Maryland)

13/09/2011 14:06
Đoàn cán bộ Bộ TN&MT tại phongòng xử án của TP. Annapolis (Bang Maryland)

Sáng thứ hai trên đất Mỹ, chúng tôi đi thăm và làm việc tại thành phố Baltimore . Đây là trung tâm công nghiệp và văn hóa lớn của tiểu bang Maryland

Năm 2005, dân số của Baltimore là 641.943 và vùng đô thị Baltimore là 2,6 triệu. Baltimore là thành phố lớn nhất tiểu bang Maryland . Ở Hoa Kỳ, Maryland là một bang thuộc vùng Đông Bắc thịnh vượng của Hoa Kỳ, có diện tích 32.160 km2, dân số hơn 5 triệu người, nơi có nền văn hóa, giáo dục phát triển, có Đại học Maryland (University of Maryland) nổi tiếng. Người ta thường nói, từ Maryland "chỉ một bước là đến Washington D.C"; những người được đào tạo từ trường này, "chỉ một bước là đến Nhà Trắng". Đây là cách nói hình ảnh cho thấy hoạt động ở bang Maryland rất có điều kiện tiếp cận nhanh với các chính sách, các nhân vật quan trọng của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cảng Baltimore ra đời vào năm 1706 với tên gọi Whetstone Point (Mũi Đá). Hai mươi năm sau, vùng đất này mới có tên gọi là Baltimore . Baltimore ban đầu là một cảng chính để xuất khẩu thuốc lá sang Anh quốc và từ đó sang các nước châu Âu khác - theo đường Đại Tây Dương. Từ 300 năm trước, Baltimore đã là trung tâm dệt may, chế biến thực phẩm (bột mỳ) và nhất là cơ khí. Tàu hỏa Mỹ có mặt và phát triển sớm nhất ở đây, hiện đang có một bảo tàng xe lửa nổi tiếng và ngày hội xe lửa thường niên. Vào đầu thế kỷ 19, Baltimore là thành phố lớn thứ ba của Mỹ. Đầu thế kỷ 20, Baltimore là hải cảng lớn thứ hai của Mỹ về thương mại. Hiện nay,thành phố đứng thứ 8 ở Hoa Kỳ, thương cảng Baltimore vẫn rất sầm uất, có doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm và sử dụng 16.500 lao động địa phương.

Ngày thứ hai sau khi dạo quanh Baltimore, chúng tôi đến làm việc tại Trung tâm Thương mại thế giới (Wolrd Trade Center Institute) để thông qua chương trình của Đoàn trong những ngày ở Mỹ. Đây là Chương trình khách mời quốc tế (international visitor) dành cho các nhà lãnh đạo. Mỗi năm chương trình tiếp đón 4000 khách mời từ các quốc gia đến tham quan và tìm hiểu về các vấn đề kinh tế, môi trường…Mỗi chương trình đều có thời gian tiếp xúc và làm việc với các đối tác, có thời gian tiếp cận văn hóa Mỹ và giới thiệu văn hóa Việt Nam. Chủ của chương trình là cơ quan hợp tác với Bộ Ngoại giao và là tổ chức phi Chính phủ, được thành lập năm 1932, chuyên thiết kế chương trình tham quan của khách mời quốc tế.

Chương trình của Đoàn chúng tôi những ngày ở Mỹ tập trung vào mục tiêu: Thăm Bang Baltimore, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cũng như những thách thức trong việc xây dựng Luật Bảo vệ môi trường như thực thi luật pháp trong bảo vệ môi trường; bảo tồn công viên, chương trình bảo vệ môi trường trên đất đã cải tạo; về vấn đề ô nhiễm... Mục đích bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn nước và không khí…

Sau khi thống nhất chương trình, Đoàn chúng tôi đi thăm Thủ phủ của Maryland là Annapolis , một thành phố cổ, thành phố du lịch. Buổi trưa, khách quốc tế đến đây đông. Họ dạo chơi trên những bãi cỏ, bến cảng trên sông…Với chúng tôi đây cũng là thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi chiều làm việc với bộ phận làm luật của Quốc hội.

Một góc Baltimore

Vị Giám đốc điều hành Sở Pháp lý dẫn chúng tôi thăm Phòng Xử án - phòng lớn nhất trong tòa nhà. Đây là nơi ngày xưa tòa xử phúc thẩm. Ông đã nói với chúng tôi về tiến trình làm luật ở tiểu bang Maryland . Chương trình làm luật bán thời gian. Mỗi năm chỉ họp 90 ngày. Tuần lễ thứ 2 của tháng 1 hàng năm. Trong thời gian họp thường đưa ra khoảnghàng nghìn đạo luật. Có đạo luật thay đổi đạo luật có từ trước. Có đạo luật phức tạp. Trung bình mỗi đạo luật 5 trang. Có đạo luật 50 trang.

Tiến trình làm luật của bang phải qua hạ viện, thượng viện của bang sau đó thống nhất một bản để trình. Hạ viện có 141 thành viên. Thượng nghị sĩ có 47 thành viên. Bất cứ dân biểu nào cũng có quyền ra luật (chỉ một luật). Trên thực tế bắt buộc phải biểu quyết. Thực tế Nghị sĩ trở thành chuyên viên trong lĩnh vực.

Thượng viện có 4 Ủy ban thường trực, trong đó có Ủy ban chuyên về vấn đề môi trường. Tiến trình của một đạo luật đi đến biểu quyết phải qua 3 lần: Đạo luật yêu cầu đưa đến Ủy ban để xét; Vị chủ tịch của Ủy ban được Ủy ban đề cử ra để xét và xếp phiên điều trần. Tại phiên đó các thành viên và doanh nghiệp ra điều trần để Ủy ban biết tiến trình làm luật, có những đạo luật chi tiết, có tính kỹ thuật cao phiên điều trần kéo dài. Phiên điều trần thường diễn ra vào buổi chiều. Mỗi đạo luật thông qua khoảng một tiếng hoặc có đạo luật kéo dài nhiều giờ tùy theo tính phức tạp của nó. Khi kết thúc phiên điều trần và có kết luận về từng đạo luật, Ủy ban có chương trình đem ra biểu quyết. Những phiên họp đó luôn mở cho công chúng tham gia. Tuy nhiên, người ta không khuyến khích những nhà vận động hành lang tham gia phiên họp đó. Cuối cùng biểu quyết trên đạo luật theo 3 hướng: Thỏa thuận tức là đưa ra Ủy ban đồng ý không thay đổi, hoặc đồng ý có thay đổi chút ít hoặc ý kiến đưa ra là không thuận; Báo cáo của Ủy ban khi đó vị Chủ tịch hoặc đại diện của Chủ tịch giải thích cho thượng viện, hạ viện. Khi đó họ chấp nhận thuyết trình, không hỏi gì. Khi phúc đáp rồi, đọc dự luật ra thượng viện, hạ viện xem có gì cần phải bànthảo không; Khi có tranh cãi, kéo dài việc bàn cãi. Một thành viên có thể yêu cầu ngưng lại 24h để họ có thể đọc. Hoặc họ yêu cầu bỏ từ hoặc đưa cho văn phòng của họ dự thảo lại.

Do Quốc hội chỉ họp có 90 ngày nên có luật đạo chấp nhận. Một dự luật có 2 lần đọc, đọc lại lần thứ 3 để biểu quyết trên bản in mới, không được yêu cầu sửa đổi nữa. Luật thông qua đa số phiếu (Thượng viện 42/47, Hạ viện 71/141). Ví dụ trong một cuộc bỏ phiếu có 23 phiếu thuận, 21 phiếu chống, không đạt. Thành viên Quốc hội có mặt tại đó bắt buộc phải bầu.

Hạ viện qua hai lần biểu quyết: Thông báo qua công chúng, đọc và biểu quyết tại Hạ viện. Nếu dự luật của Thượng viện và Hạ viện cùng thông qua thì gửi cho Thống đốc ký ban hành. Nhưng nếu sau 30 ngày ở bang mà Thống đốc không ký thì dự luật đó cũng là luật (với bang Maryland là vậy).

Thường thường giữa Hạ viện và Thượng viện không giống nhau. Nếu hai bên tranh cãi thì cuối cùng có sự dung hòa.

Nếu muốn phủ quyết Thống đốc thì phải có 60% số phiếu của hai viện. Mỗi viện có số phiếu 60% dự luật sẽ trở thành luật sau 30 ngày.

Ở Maryland , trung bình một năm có 2500 dự luật được giới thiệu nhưng chỉ có 1/3 trở thành luật. Thượng viện được phép bàn không giới hạn một dự luật. Ở đây có người nói về một dự luật "tràng giang đại hải" với mục đích không để thay đổi người khác nhưng họ muốn có thời gian cho người làm luật hoàn thiện. Do đó những vị lãnh đạo của 2 Viện thấy dự luật nào bàn cãi nhiều sẽ đưa ra sớm để có thời gian tranh cãi nhiều hơn. Thượng viện phải có 29 phiếu để ngưng người đang nói. Mỗi bên có một giờ để đưa ra ý kiến của mình. Mỗi đại biểu Quốc hội được nói 5 phút. Sau buổi trình dự luật lần thứ hai đã có sự hiệu chỉnh.

Về Luật Bảo vệ môi trường:Mỗi năm bang xem xét, thông qua nhiều dự luật. Có 79 dự luật có liên quan đến nhiều khía cạnh của môi trường. 21 dự luật đã trở thành luật. Hầu hết luật mới là tu chỉnh của luật hiện có. Ví như chỉ với một vấn đề về sự khôi phục vịnh Tresaphic. Đây là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất của nước Mỹ. Chất thải đổ vào vịnh. Vài năm trước đây có dự luật trở thành luật giới hạn lượng phốtpho dùng trong xà phòng giặt quần áo. Nếu lượng phốtpho lớn thì cây cối dưới đáy hồ chết, lượng nước coi như chết. Kết quả không có người dân nào của bang mua xà phòng, nước rửa bát không quá 0,5% lượng phốtpho. Luật đó chỉ áp dụng với người dân, không áp dụng đối với các tiệm ăn, tiệm giặt quần áo. Có một luật khác cho đối tượng này. Nhưng đến 1/10/2012 Luật mới có hiệu lực để cho các cơ sở có thời gian thực hiện…

Bất cứ dự luật nào đưa ra đều phải có một bài phân tích. Quốc hội thông qua luật thì cơ quan hành pháp phải đưa ra những bước thực thi luật. Lập pháp không đưa ra cụ thể quy định vi phạm luật thì cơ quan hành pháp đưa ra hướng xử lý vi phạm. Thượng viện và Hạ viện có một Ủy ban xem xét lại quy định của cơ quan lập pháp và hành pháp. Nếu luật thực hiện gây ảnh hưởng cho một công ty, một tổ hợp thì phải tạm dừng thời gian thi hành…

Một ngày với việc tìm hiểu cách làm luật của bang Maryland, thăm thành phố Baltimore, thăm Thủ phủ Annapolis…với tôi đầy ắp những ấn tượng xen lẫn những nghĩ suy…Sẽ còn những điều thu lượm khác nữa…

Phạm Mỵ

Hà Nội, những ngày tháng 9/2011

Bài 3: Albany - thành phố với nhiều cảm nhận