• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gia Bình (Bắc Ninh) phấn đấu thực hiện dồn điền đổi thửa về đích

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện đề án dồn điền đổi thửa (DĐĐT) giai đoạn 2008-2010, toàn huyện Gia Bình đã có 58 thôn hoàn thành, 8 thôn còn lại phấn đấu hoàn thành trong năm 2011.

29/06/2011 17:04

Thực hiện DĐĐT, tổng số thửa ruộng của huyện giảm đáng kể từ 158.299 thửa xuống còn 81.177 thửa, giảm 77.122 thửa, bình quân 4,85 thửa/hộ, giảm 4,18 thửa/hộ. Trước khi DĐĐT, hộ có nhiều nhất là 16 thửa ruộng. Diện tích bình quân trên 1 thửa ruộng cũng được tăng lên từ 235m2 lên 456m2. Hầu hết các thôn thực hiện DĐĐT đều quy hoạch, thiết kế lại đồng ruộng, đào đắp kênh mương, đường giao thông nội đồng để đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, giao thông phục vụ sản xuất. Kênh mương, đường giao thông nội đồng được đào đắp, xây dựng mới bảo đảm yêu cầu mỗi thửa ruộng đều nằm sát đường giao thông và mương tưới tiêu, bình quân mỗi ha đất canh tác phải đào đắp từ 400-500m3 đất để làm mương tưới tiêu, giao thông nội đồng, bờ vùng bờ thửa…

Chỉ tính riêng 6 thôn làm điểm trong năm 2008, đã có 17.732m kênh mương với chiều rộng trung bình đạt 1,74m, 18.980m đường giao thông với chiều rộng từ 2,5-4 m, khối lượng đất đào đắp mới là gần 66.000m3, lắp đặt mới 189 tầm cống điều tiết nước các loại có đường kính từ 0,3 -1 m thuận lợi hơn cho sản xuất. Các thôn DĐĐT trong các năm tiếp theo cũng được đầu tư hàng tỷ đồng đào đắp, xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng. Đến nay, tổng kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lên đến 30 tỷ đồng, bình quân 8,4 triệu đồng/ha.

Đồng ruộng được quy hoạch lại với những ô thửa lớn tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng sản xuất lúa lai ở Xuân Lai, Nhân Thắng…; vùng sản xuất cà rốt ở Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo; vùng sản xuất dưa xuất khẩu tại Vạn Ninh; Vùng sản xuất đỗ tương, ngô ở các xã ven đê như Xuân Lai, Đại Lai, Cao Đức, Vạn Ninh… góp phần nâng cao sản lượng, bảo đảm an ninh lương thực, 2010 sản lượng lương thực toàn huyện đạt gần 56.284 tấn, tăng 5,8% so với năm 2009. Giá trị trồng trọt trên 1 ha canh tác đạt 71,3 triệu đồng/ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,4 lần.

Sau khi hoàn thành DĐĐT, diện tích nuôi trồng thủy sản cũng được tăng lên từ 390 ha lên 992 ha, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Toàn huyện đã có 498 trang trại, sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 4.858 tấn, giá trị kinh tế đạt 103 triệu đồng/ha (theo giá hiện hành).

Ông Bùi Thế Sẫm, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: “DĐĐT có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, là tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo 8 thôn còn lại đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành DĐĐT trong năm 2011. Các thôn đã giao ruộng xong ngoài thực địa cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh chuyển giao KHKT cho nông dân để hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa”.

Phương Mai