Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, phương án xây dựng giá cước cho từng dịch vụ trong thông tư là phương pháp định giá dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của dịch vụ với dịch vụ tương tự của các doanh nghiệp có thị phần lớn cung cấp trên thị trường được giao dịch trên thị trường xác định giá trần cho các dịch vụ do: Giá cước xác định dựa trên giá thành dịch vụ tạm thời loại trừ do các doanh nghiệp khi xây dựng tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ không xây dựng tại cùng một thời điểm, mạng lưới của từng doanh nghiệp đều được đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn, số liệu đầu tư xây dựng cho mạng lưới có rất nhiều yếu tố tác động đến trong thời gian dài nên khó trong công tác tính toán. Chính vì vậy, phương pháp so sánh giá là phù hợp nhất.
Giá tối thiểu của các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường là khó xác định, và chịu sự chi phối của các yếu tố kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ kèm theo cho nên đề xuất sử dụng so sánh theo giá tối đa để xác định giá trần.
Mức giá tối đa dịch vụ căn cứ vào báo cáo giá cước cho Cục Viễn Thông của các doanh nghiệp Viễn thông tính toán thêm yếu tố riêng cho mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD).
Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên tắc áp dụng giá cước là đơn vị cung cấp dịch vụ áp giá không vượt quá mức giá quy định tại thông tư.
Giá ban hành là giá trần cho các dịch vụ trên mạng TSLCD, do việc cung cấp dịch vụ trên mạng TSLCD không vì mục đích kinh doanh là chính mà đây là một trong những nhiệm vụ chính trị phục vụ các bài toán ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, ban hành đảm bảo các doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ không được tăng giá đột biến hoặc do một số yếu tố đặc biệt trong quá trình cung cấp không có nhiều doanh nghiệp có thể tham gia cung cấp dịch vụ vì vậy ban hành giá trần chống độc quyền khi ban hành giá của các doanh nghiệp.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Lan Phương