• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giá dầu: 10 USD hay 100 USD?

(Chinhphu.vn) - Ngày càng có nhiều dự đoán giá dầu sẽ tiếp đà sụt giảm. Một loạt các công ty tư vấn không loại trừ khả năng giá mặt hàng được ví là “vàng đen” này có thể xuống ngưỡng 10-20 USD/thùng.

16/01/2016 12:55

Bối cảnh tương tự từng xảy ra hồi năm 2009, khi đó, giá dầu sụt xuống dưới ngưỡng 40 USD/thùng, đã khiến các công ty tư vấn phải xem xét lại những dự đoán của mình và phần lớn trong số họ đều nhất trí rằng, giá dầu có thể tiếp đà sụt giảm, xuống 15-20USD/thùng. Theo nhiều người trong số này thì đây là chỉ dấu cho thấy giá dầu đã đạt tới đáy và chuẩn bị cho cú lội ngược dòng.

Ảnh: Reuters

“Vàng” vào thời ... “đen”

Chuyên gia bình luận kinh tế Alexei Bobrowski của Nga trong chương trình Replika nhận định rằng tháng đầu tiên của năm 2016 hứa hẹn là quãng thời gian thú vị đối với thị trường “vàng đen”.

“Tuần trước, giá dầu đã giảm hơn 10% và trải qua một giai đoạn được cho là đen tối nhất. Thú vị là ở chỗ nó giống như giá xăng ở Nga: giá dầu tăng, giá xăng cũng tăng theo, nhưng khi giá dầu giảm, giá xăng cũng vẫn tăng. Trên thị trường năng lượng thế giới thì đây là trạng thái rối như tơ vò.

Đồng ý về mặt hình thức, chúng ta có thể giải thích rằng giá dầu tăng là do căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran. Nhưng hiện nay, bất ổn tại Trung Đông ngày càng gia tăng, thêm vào đó là mâu thuẫn giữa hai cường quốc về sản xuất dầu, vậy mà, giá dầu lại còn sụt nhanh hơn. Mọi chuẩn mực mang tính kỹ thuật đều đã đạt tới ngưỡng, mọi tranh giành hiện nay đều bắt nguồn từ đây. Rõ ràng, bất kỳ sự kiện nào cũng sẽ gây sức ép ngày càng nhiều lên thị trường năng lượng. Mặc dù nguồn cung dư thừa không quá nhiều, tuy nhiên, cuộc chiến về giá sẽ còn tiếp diễn.

Các nước có mặt trong “cuộc đua” này là Mỹ, Iran, Nga và Saudi Arabia. Ý tưởng về một kỷ nguyên dầu giá rẻ đã và đang nhen nhóm. Nhưng có 2 vấn đề là giá dầu rẻ tới chừng nào và kỷ nguyên ấy kéo dài bao lâu. Và liệu rằng bây giờ đã phải là thời kỳ ấy hay chưa”.

Nếu như giá dầu trước đây phản ứng lại với bất kỳ một cuộc xung đột nào ở khu vực Trung Đông bằng việc tăng mạnh, thì thực tế hiện nay lại chỉ ra rằng các sự kiện ở Iraq và Syria cũng như các cuộc xung đột giữa Saudi Arabia và Iran đang hoàn toàn bị bỏ qua. Trên thực tế, yếu tố địa chính trị đối với giá dầu đã hoàn toàn bị triệt tiêu, vậy việc này sẽ kéo dài trong bao lâu?

Những người bi quan

Vào cuối năm 2015, các nhà đầu tư lớn nhất và các ngân hàng liên tục xem xét lại dự báo về việc giá dầu giảm.

Nhiều chuyên gia phân tích của một số ngân hàng: Societe Generale, Standard Chartered, Barclays, Bank of America Merrill Lynch trong tuần làm việc đầu tiên của năm 2016 đều bắt tay vào việc xem xét lại các dự báo. Và các bản dự báo hiện nay đều xem xét giá dầu ở ngưỡng 35-37 USD/thùng. Tuy nhiên, cũng có những nhà phân tích bi quan hơn khi nhìn nhận giá dầu có khả năng thấp hơn một nửa so với hiện tại.

Ví dụ, các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley và Goldman Sachs cho rằng giá dầu năm nay có khả năng giảm xuống 20 USD/thùng. Nếu Morgan Stanley cho rằng lý do chính là bởi đồng USD mạnh lên thì Goldman Sachs lại cho rằng, nguyên nhân là do các kho dự trữ dầu ở Cushing đang ở trong trạng thái đầy tràn.

Nguồn cung dư thừa trong năm 2015 có thể khiến dầu từ mức 100 USD sụt còn 60 USD/thùng, nhưng giá dầu sụt từ 55 USD xuống 35 USD/thùng thì nguyên nhân đầu tiên là do đồng USD đang mạnh lên.

Đồng USD mạnh lên có thể khiến giá dầu giảm còn 20-25 USD/thùng, báo cáo của Morgan Stanley nhấn mạnh.

Morgan Stanley không phải là tổ chức đầu tiên dự đoán giá dầu giảm còn 20 USD/thùng.

Theo các chuyên gia của ngân hàng Thụy Sĩ UBS, dầu có thể dò đáy mới trong vòng 6 tháng tới, trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục dư thừa. Sau điểm đáy này, sản lượng khai thác ở một loạt nước giảm có thể đẩy giá lên cao hơn.

"Thị trường dầu trong quý I và nửa đầu năm nay nhiều khả năng vẫn chịu áp lực khi nguồn cung vẫn tiếp tục dưa thừa. Thời điểm cuối năm 2015, đầu năm 2016, tổng cung cao hơn tổng cầu khoảng 1,3 triệu thùng mỗi ngày. Trong bối cảnh này, giá dầu thô Brent có thể giảm xuống 30 USD/thùng.

Tuy nhiên, cũng trong năm 2016, chúng ta sẽ thấy nguồn cung dầu giảm. Đặc biệt, sản xuất dầu tại Mỹ cũng sẽ giảm khiến giá dầu tăng trở lại”.

Cũng cần lưu ý rằng, trong số những người bi quan có nhà lãnh đạo ngân hàng lớn nhất nước Nga- Sberbank German Gref. Theo ông, Sberbank đã tính toán các kịch bản giá dầu ở mức 25 USD/thùng.

Cũng theo ông Gref, OPEC hiện không kiểm soát được tình hình và không tác động được tới giá dầu, giá dầu hiện nay rơi xuống 30 USD/thùng đấy là cú sụt giảm bất thường.

... và lạc quan

Trong số các chuyên gia, vẫn có một nhóm nhỏ tỏ ra lạc quan, tự tin rằng tình hình sẽ sớm thay đổi.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Citigroup của Mỹ, khả năng giá dầu tiếp tục giảm là nhỏ bởi vấn đề ở đây là lợi nhuận.

Làn sóng sụt giảm giá dầu mới sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn trong kế hoạch cắt giảm nguồn cung trên thị trường toàn cầu.

Vì vậy, theo chiến lược gia cao cấp của Citigroup về thị trường chứng khoán tại Mỹ Tobias Levkovich, khả năng giảm giá của dầu xuống mức 20 USD/thùng là rất thấp. Nếu trường hợp giá dầu tụt xuống mức này thì sự hỗn loạn về giá cả sẽ nổ ra.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông này cho biết: "Chúng tôi không nghĩ giá dầu sẽ giảm xuống 20 USD/thùng và tôi nghi ngờ rằng bất cứ ai đưa ra dự báo như vậy.

Tôi xin lưu ý rằng vào năm 2014, lợi nhuận của các công ty năng lượng đã giảm 55%. Và kết thúc năm 2015 thì tình hình nhiều khả năng cũng tương tự như vậy. Lĩnh vực năng lượng trên thực tế đã kéo chỉ số S&P500 xuống do suy giảm lợi nhuận.

Có ý kiến cho rằng, giá năng lượng giảm có tác dụng kích thích tiêu dùng tại Mỹ và các nước phát triển khác, chúng tôi khẳng định rằng khả năng này đã không xảy ra. Giá dầu đã giảm từ 100 USD xuống 40 USD/thùng mà chẳng có sự bùng nổ nào trong lĩnh vực tiêu dùng. Thay vào đó là sự sụt giảm đáng kể trong chi tiêu cơ bản của các công ty năng lượng.

Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, kinh tế thế giới suy giảm là viễn cảnh duy nhất nếu giá dầu xuống mức 20 USD/thùng. Giá dầu ở mức này cho thấy nhu cầu về dầu của thế giới giảm mạnh. Với mức giá 20 USD/thùng, các công ty dầu khí đá phiến của Mỹ cũng không có lợi nhuận và điều này cũng đúng với rất nhiều các dự án trên toàn thế giới. Và nó sẽ dẫn tới việc giảm mạnh nguồn cung. Vì vậy, nếu như mọi thứ diễn ra như vậy, tôi cho rằng, giá sẽ nhanh chóng bật tăng do sự mất cân đối giữa cung và cầu.

Tổng giám đốc của Infotek-Terminal Rustam Tankan thì có cái nhìn tích cực hơn.

Theo chuyên gia này, giá dầu vẫn có thể vọt lên mức 100 USD/thùng, điều này có được là nhờ "... có thể là bất cứ điều gì, ví dụ như nhiệt độ tại Mỹ giảm mạnh hay các số liệu thống kê tại Trung Quốc cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế và các chiến dịch quân sự của Saudi Arbia thất bại…

Theo ông, kết quả là giá dầu chẳng mấy chốc đạt tới 100 USD/thùng và sau đó cân bằng.

Người đứng đầu Gazprom Neft Alexander Dyukov cũng chia sẻ nhận định tương tự với kỳ vọng giá dầu dần dần trở lại khoảng 100 USD/thùng.

Thu An