• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giá kim loại và dầu thô thế giới lao dốc

(Chinhphu.vn) - Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (7/3). Đà giảm rất mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng, đặc biệt là ở nhóm kim loại và năng lượng đã kéo chỉ số MXV- Index đóng cửa giảm 1,63% xuống 2.331 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng ghi nhận sụt giảm, đạt mức trên 3.300 tỷ đồng.

08/03/2023 08:32
Giá kim loại và dầu thô thế giới lao dốc - Ảnh 1.

Bảng giá kim loại kết thúc ngày giao dịch 7/3.

Giá kim loại đồng loạt lao dốc

Thị trường kim loại ghi nhận một phiên lao dốc mạnh mẽ trước sức ép từ đồng bạc xanh và dữ liệu thương mại vẫn còn khá yếu của Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/3, đối với nhóm kim loại quý, bạc và bạch kim đều có một phiên lao dốc mạnh với mức giảm hơn 4%, đóng cửa lần lượt tại mức giá 20,19 USD/ounce và 936,3 USD/ounce.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, quặng sắt là mặt hàng duy nhất giữ được sắc xanh, trong khi toàn bộ các mặt hàng còn lại đều kết phiên với mức giá giảm so với phiên trước đó. Giá đồng COMEX đã đánh mất 2,87% giá trị, chốt phiên ở mức 3,97 USD/pound. Áp lực bán xuất hiện ngay từ phiên sáng khi dữ liệu thương mại về xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt là giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm giảm 10,2%, mạnh hơn dự báo giảm 5,5% từ các chuyên gia kinh tế. Điều này phản ánh đà phục hồi còn yếu và gây áp lực tới phần lớn các mặt hàng trong nhóm.

Thêm vào đó, thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết nhập khẩu đồng chưa gia công trong hai tháng đầu năm 2023 đạt 879.000 tấn, đã giảm 9,3% so với một năm trước đó. Tồn kho tại quốc gia này vẫn ở mức cao, chưa bắt kịp sự gia tăng trong nhu cầu đã hạn chế sức mua, từ đó gây áp lực tới giá trong phiên.

Trái ngược với phần lớn các mặt hàng trong nhóm, duy nhất quặng sắt giữ được sắc xanh khi ghi nhận đà tăng 2,14% lên mức 126,96 USD/tấn.

Giá kim loại và dầu thô thế giới lao dốc - Ảnh 2.

Bảng giá năng lượng kết thúc ngày giao dịch 7/3.

Giá dầu thô "bốc hơi" hơn 3%

Giá dầu thô lao dốc trong phiên 07/03, chấm dứt chuỗi tăng năm phiên liên tiếp, với giá dầu thô WTI giảm 3,58% về 77,58 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent giảm 3,35% về 83,29 USD/thùng.

Giá dầu mở cửa trong sắc xanh, tiếp nối đà tăng nhờ những lo ngại về nguồn cung của Nga và triển vọng tiêu thụ lạc quan của Trung Quốc. Tuy nhiên, bước sang phiên tối, giá giảm mạnh dưới sức ép từ cả các yếu tố vĩ mô và yếu tố cung cầu.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp với Quốc hội Mỹ, Chủ tịch cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể sẽ tăng cao hơn so với dự kiến của các nhà hoạch định chính sách, trong bối cảnh mà các số liệu kinh tế, đặc biệt là số liệu việc làm được công bố trong thời gian gần đây tốt hơn so với kỳ vọng.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu tăng từ mức trung bình 99,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 lên 100,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, cao hơn 0,4 triệu thùng/ngày so với báo cáo tháng 02. Nhu cầu được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với mức tăng từ Trung Quốc có thể chiếm tới 50%. Về phía nguồn cung, EIA cho biết sản lượng dầu trên thế giới đạt trung bình khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và dự báo tăng thêm trung bình 1,6 triệu thùng/ngày trong cả năm 2023 và 2024.

Rạng sáng nay, Báo cáo thống kê độc lập của Viện Dầu khí Mỹ (API) trong tuần kết thúc ngày 3/3 cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 3,8 triệu thùng so với mức dự đoán tăng 0,4 triệu thùng của giới phân tích. Trái lại, tồn kho nhiên liệu chưng cất và xăng tăng lần lượt 1,8 triệu thùng và 1,9 triệu thùng, đều cao hơn so với ước tính trước đó.

Số liệu của API nhiều khả năng sẽ bị lu mờ trước các tin tức vĩ mô và cung cầu trong tối qua, bên cạnh đó, tồn kho dầu thô giảm không quá mạnh trong khi tồn kho các sản phẩm lọc dầu tăng cũng không khiến cho thị trường lo ngại đủ để hạn chế sức bán.

Giá gas nội địa giảm tháng thứ 2 từ đầu năm nay

Trên thị trường nội địa, từ ngày 1/3, giá gas bán lẻ toàn quốc được điều chỉnh giảm khoảng 16.000 đồng/bình 12 kg và 67.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá gas bán lẻ trên toàn quốc đến tay người tiêu dùng tối đa 495.500 đồng/bình 12 kg và không quá 2.060.000 đồng/bình 50  kg.

Trước xu hướng giảm của giá gas thế giới trong giai đoạn đầu năm nay, giá gas nội địa cũng đã có 2 tháng điều chỉnh giảm trong năm 2023, với tổng mức giảm ghi nhận lên tới 39.000 đồng/bình 12 kg.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)