• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gia Lai: Ayun Pa hướng tới một đô thị hiện đại

Tháng 3-2007, thị xã Ayun Pa chính thức được thành lập theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP của Chính phủ, với diện tích tự nhiên 28.700,5 ha, dân số trên 35 ngàn người, gồm 8 đơn vị hành chính (4 phường và 4 xã).

28/02/2011 13:50

Sau gần 4 năm, đến nay cơ cấu kinh tế của thị xã từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông-lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Về giao thông, ngoài quốc lộ 25 đã được nâng cấp, trên địa bàn thị xã còn có tỉnh lộ 668 nối với tỉnh Đak Lak, tỉnh lộ 662 gắn với đường Trường Sơn Đông nối với quốc lộ 19 và hàng chục km đường nội thị. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Ayun Pa có nhà máy sản xuất đường công suất lớn, cùng hàng loạt cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, cơ khí… Tốc độ đô thị hóa cũng được đẩy nhanh. Tại 4 phường nội thị, nhiều khu dân cư đã hình thành với hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, cùng với đó là khu trung tâm hành chính được quy hoạch khoa học và xây dựng bước đầu.

Một góc thị xã Ayun Pa. Ảnh: Duy Danh

Tuy vậy, nhìn tổng thể Ayun Pa vẫn chưa xứng tầm với vị thế là đô thị trung tâm kinh tế-xã hội của khu vực Đông Nam tỉnh. Hiện nay, nền kinh tế của thị xã vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp xấp xỉ 70%, kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm xây dựng đồng bộ, sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ…

Nhằm xây dựng Ayun Pa trở thành đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông Nam tỉnh và vươn tới vị thế cao hơn, UBND thị xã Ayun Pa đã phối hợp xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

Theo đó, đến năm 2020, toàn thị xã sẽ có 11 xã-phường (tăng 3 phường so với hiện nay), dân số khoảng 50 ngàn người. Trên địa bàn sẽ có 2 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phía Bắc với hạt nhân là Nhà máy Đường Ayun Pa; cụm công nghiệp trung tâm tại xã Ia Sao với nhà máy gạch tuy nen công suất 7-10 triệu viên/năm và các cơ sở chế biến lúa, thức ăn gia súc, thuốc lá và các sản phẩm sau mía.

Về thương mại-dịch vụ, thị xã sẽ quy hoạch xây dựng một trung tâm mua sắm tại vị trí chợ hiện nay, di dời chợ sang vị trí sân vận động hiện nay, ngoài ra còn hình thành 2 chợ đầu mối nông sản tại xã Ia Sao và Chư Băh. Xác định dịch vụ- du lịch là thế mạnh của một đô thị trung tâm tiểu vùng nên thị xã sẽ đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng cụm du lịch Bến Mộng, Suối Đá, Thung lũng Hồng… làm điểm kết nối du lịch Gia Lai với Khu Du lịch Vân Phong (Phú Yên) và Đại Lãnh (Khánh Hòa). Cùng với đó là hình thành cụm du lịch gắn với di tích lịch sử “Chiến thắng đường 7-sông Bờ”. Trong tương lai, thị xã vẫn tiếp tục quy hoạch bảo tồn các làng đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển du lịch.

Về định hướng phát triển không gian đô thị, từ nay đến năm 2020, Ayun Pa chủ yếu mở rộng sang hướng Tây và Nam. Song song với đường Đông Trường Sơn nằm về phía Đông, phía Tây thị xã sẽ hình thành tuyến đường vành đai theo hai giai đoạn nhằm xác định khu vực quy hoạch. Trung tâm đô thị được quy hoạch hai bên trục cảnh quan đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Viết Xuân, lấy vị trí của UBND thị xã và Thị ủy làm tâm điểm phát triển. Hiện tại, thị xã cũng đã quy hoạch quỹ đất xây dựng theo từng loại hình, cụ thể: Đất dân dụng 1.223,36 ha; đất ngoài dân dụng và đất khác 980 ha…

Theo Kỹ sư Nguyễn An Trường- Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định Xây dựng (đơn vị thực hiện quy hoạch tổng thể thị xã), khi xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội thị xã Ayun Pa, các nhà hoạch định đã hướng đến bộ tiêu chuẩn của một đô thị loại III. Nếu được quan tâm đầu tư về kết cấu hạ tầng, nhà ở và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu lao động) thì trong tương lai không xa Ayun Pa sẽ trở thành đô thị hiện đại giữa vùng Đông Gia Lai đầy tiềm năng.

Duy Danh (GLO)