• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gia Lai: Mùa hái xoay, những cánh rừng kêu cứu

Thời gian gần đây, nhiều cánh rừng thuộc địa phận huyện Kbang (Gia Lai) đang bị tàn phá nghiêm trọng do hàng ngàn lượt người từ các xã của huyện Kbang, Đăk Pơ, thị xã An Khê và một số ít từ Bình Định đổ xô đến hái xoay (nhiều người gọi là trái say). Đây là loại quả rừng ăn có vị chua chua, ngọt ngọt.

20/09/2011 16:05
Dưới cơn mưa rừng dầm dề, ẩm ướt của mùa mưa Tây Nguyên, từng tốp 5-7 người lũ lượt kéo nhau vượt qua những con đường đất đỏ trơn nhẫy tiến vào rừng sâu, nơi có những gốc xoay trĩu quả. Có nhiều nhóm còn đem theo các dụng cụ sinh hoạt cần thiết để ở lại phòng khi gặp những gốc xoay lớn, hái không kịp, sợ để lại nhóm khác hái mất.
Trong nhiều nhóm đi hái xoay lấm lem bùn đất tiến vào rừng, nhóm của anh Nguyễn Văn Cường (người dân huyện K’Bang) gây sự chú ý của chúng tôi bởi có cả vợ và mẹ của anh. Anh Cường cho biết: Đã hơn tuần nay, cả nhà cùng nhau vào rừng để hái xoay. Cứ đến mùa này là cả gia đình “gồng gánh” nhau vào rừng hái quả xoay đem về bán, kiếm thêm thu nhập”.
Để hiểu rõ giá trị của loại quả này như thế nào mà thời gian qua nhiều người dân lại vào chặt hạ hàng chục cây lớn để tận thu, chúng tôi bám theo nhóm của anh Cường vào rừng để mong được “mục sở thị” công việc của những người hái xoay. Sau gần hai giờ đồng hồ đi xe máy và thêm hai giờ đồng hồ đi bộ nữa, chúng tôi mới tới được “đại bản doanh” mà nhóm gia đình anh Cường đã “cắm mốc” từ trước. Thế nhưng, khi tìm tới gốc xoay mà anh Cường đã đánh dấu “xí phần” trước thì hỡi ôi, cây xoay chỉ còn lại những cành lẻ xơ xác. Toàn bộ quả đã bị nhóm khác hái mất. Phải mất gần một giờ đồng hồ quần đảo trong rừng, nhóm anh Cường mới tìm được một gốc xoay khác. Mọi người bắt tay vào công việc như phát quang hai bên, dọn bãi…Còn anh Cường lưng dắt theo cây dao sắc lẹm, thoăn thoắt leo lên một cây gần đó để tiếp cận với cây xoay cao hơn 30m. Chừng 15 phút, những cành xoay mọng quả bị anh Cường chặt trụi, rơi rào rào xuống. Sau hơn một giờ “thu hoạch”, nhóm của anh thu được chừng hơn 20kg xoay. Với giá thị trường hiện nay, xoay chín được bán với giá 25- 30 ngàn đồng/kg. Nhiều gia đình “đi” xoay một ngày kiếm được đến 600 – 700 ngàn đồng nên dù có sự ngăn cấm của chủ rừng, họ vẫn lén lút vào rừng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi xoay ra đến cửa rừng đã có người đến mua ngay, sau đó vận chuyển đi các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và xuất cả qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch với giá trên dưới cả trăm ngàn đồng/kg.
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều khoảng rừng có những gốc cây lớn bị dân ‘đi” xoay đốn nham nhở, những khoảnh rừng bị phát dọn sạch sẽ để làm bãi tập kết quả xoay.
Trước tình trạng hàng chục người dân đổ vào rừng tận thu quả xoay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang, ông Võ Đình Chinh: “Việc đông đảo người dân địa phương và người dân nơi khác tới tận thu quả xoay là có thật. Trước đó, cùng với lực lượng chức năng của địa phương, chúng tôi đã trực tiếp đi tuần tra và ngăn chặn được một số nhóm với quy mô lớn vào rừng để tận thu quả xoay. Nhưng, do lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng mỏng, địa bàn rộng, những nhóm đi tận thu quả xoay đều chọn ở những khu rừng hẻo lánh, xa dân nên việc bảo vệ, ngăn chặn tình trạng này còn gặp rất nhiều khó khăn”.
Thiết nghĩ, chính quyền huyện cùng với các lực lượng chức năng sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng này, để những cánh rừng xanh bạt ngàn sẽ vẫn mãi xanh tươi.
Quang Thái