• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gia Lai với công tác xóa đói, giảm nghèo

Để từng bước nâng cao đời sống của người dân, những năm qua, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác xóa đói giảm nghèo. Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong việc cụ thể hóa nghị quyết, đến nay số hộ nghèo đã giảm đáng kể…

06/12/2010 16:02

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, UBND tỉnh đã đề ra lộ trình mỗi năm phải giảm từ 3,5- 4% hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu giảm dưới 14%. Với quyết tâm chính trị nêu trên, 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đã xây dựng chương trình hành động nhằm cụ thể hóa nghị quyết và kế hoạch hóa một số chính sách dự án được Trung ương quan tâm từ cấp xã đến cấp tỉnh theo một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo và cộng đồng cùng tham gia thực hiện đã tạo được nhiều mô hình giảm nghèo tốt, xuất hiện những cách làm hay, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống của những hộ nghèo.

Từ năm 2001 đến nay, thông qua các Chương trình 134, 135, 168 và các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo khác, Nhà nước đã đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số hàng chục tỷ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vốn để xây dựng cơ sở điện, đường, trường, trạm, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, các công trình nước sinh hoạt nông thôn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đầu tư phát triển ngành nghề, đào tạo cán bộ xã nghèo, định canh định cư, khám - chữa bệnh cho người nghèo... Đến cuối năm 2009, tất cả các xã đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh đều có các công trình hạ tầng. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 132 và 134 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết đất sản xuất và đất ở cho 15.330 hộ với hơn 5.330ha, hỗ trợ vốn cho 19.480 hộ làm nhà, xây dựng 4.296 công trình nước sinh hoạt công cộng cho 25.858 hộ.

Thực hiện Chương trình 135, đến nay đã có 18 trung tâm cụm xã được đầu tư tạo ra nền tảng ban đầu cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, có trạm y tế và bệnh viện khu vực; 95% số làng và hơn 90 số hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt; 80% dân cư nông thôn và 100% dân cư đô thị được dùng nước sạch. Hầu hết học sinh trong độ tuổi là con em đồng bào dân tộc thiểu số đã đến trường, người thuộc diện nghèo, bà con dân tộc thiểu số được cấp phát thẻ khám - chữa bệnh miễn phí, phủ sóng phát thanh - truyền hình, báo chí đã về đến tận thôn làng, gần 98% xã đã dùng điện thoại. Bên cạnh đó, các chính sách về trợ cước, trợ giá, cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu theo Quyết định 168 của Chính phủ cũng giúp cho người nghèo bớt những khó khăn góp phần vào việc phát triển sản xuất và từng bước ổn định đời sống.

Ngoài ra, các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo được lồng ghép đã tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo. Trong 3 năm qua (2007-2009), các ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã cho 61.393 lượt người nghèo vay vốn phát triển kinh tế với mức vay bình quân tăng dần theo từng năm. Hầu hết nguồn vốn cho vay bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của người nghèo, đã giúp cho 7.459 hộ có vốn làm ăn thoát được nghèo.

Công tác định canh định cư gắn với tổ chức sản xuất tính từ năm 2007 đến 2009 cũng giúp ổn định cho 87.146 hộ, đạt 86% số hộ, cơ bản xử lý ổn định tình hình di cư tự do trên địa bàn. Nhờ đầu tư một cách căn cơ nên đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 14,2%. Đây là kết quả đáng khích lệ của công tác chỉ đạo và sự nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành và khẳng định chương trình giảm nghèo của tỉnh về đích sớm hơn một năm so với nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy đề ra.

Tuy nhiên, với mục tiêu trong năm nay sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,82%, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ giải quyết xóa hộ nghèo và nâng cao đời sống người dân về mọi mặt, chính quyền các địa phương đang tích cực tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số như y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, tập trung hỗ trợ về sinh kế cho người nghèo, hộ nghèo thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo và vốn vay ưu đãi; quan tâm giáo dục, nâng cao dân trí đối với người nghèo; tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội; đồng thời tuyên truyền để người nghèo có ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng./.

Kim Minh