Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Cụ thể, chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng 8 vừa qua đạt 155,7 điểm, giảm 5,2% so với tháng trước đó- mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 12/2008, đưa chỉ số này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010.
Các mặt hàng giảm giá mạnh gồm sữa, dầu thực vật, đường và ngũ cốc. Thịt vẫn giữ giá song nếu so với thời điểm cao nhất vào tháng 8/2014 thì giá mặt hàng này đã giảm tới 18%.
FAO nhận định nguồn cung cấp lương thực dồi dào, giá năng lượng giảm cũng như việc thay đổi thói quen ăn uống của người tiêu dùng là những yếu tố khiến giá lương thực giảm. Tổ chức trên dự báo từ nay đến cuối năm, giá ngũ cốc, lúa mì và gạo sẽ tiếp tục giảm.
Giá lương thực giảm mạnh đã tác động trực tiếp lên ngành nông nghiệp vốn đang lao đao do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm sút và lệnh cấm vận của Nga đối với nông sản của Liên minh châu Âu (EU).
Hồi đầu tháng này, khoảng 6.000 nông dân châu Âu đã biểu tình quy mô lớn tại Brussels (Bỉ), kêu gọi giới chức EU cần có biện pháp can thiệp nhằm giải quyết tình trạng giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh.
Trong ngày 3/9, hơn 1.500 chiếc máy kéo do nông dân điều khiển đến từ nhiều địa phương trên toàn nước Pháp đã đổ về Paris để biểu tình gây sức ép yêu cầu Chính phủ Pháp phải hỗ trợ nông dân trong các lĩnh vực sản xuất sữa và chăn nuôi gia súc.
Trước sức ép này, Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố kế hoạch giải ngân 500 triệu euro (557 triệu USD) trong quỹ khẩn cấp nhằm giúp giảm bớt áp lực cho nông dân.
Nguyễn Thơ