• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giá sữa tăng, đổi hướng tiêu dùng

(Chinhphu.vn) - Tại thành phố Đà Nẵng, trước tình hình giá sữa tăng, người tiêu dùng bắt đầu tìm hiểu, thay đổi sản phẩm phù hợp hơn với khả năng tài chính.

05/04/2013 15:42

Người tiêu dùng đang lựa chọn sản phẩm sữa chất lượng và tiết kiệm chi phí
- Ảnh VGP/Minh Trang

Khảo sát trên thị trường TP Đà Nẵng cho thấy, có khoảng 150 sản phẩm sữa của doanh nghiệp sản xuất trong nước và nhập khẩu bắt đầu niêm yết giá mới kể từ cuối tháng 2 đầu tháng 3/2013. Đây là đợt tăng giá thứ 2 trong năm 2013.

Trong quý I/2013, hãng sữa Mead Johnson điều chỉnh tăng giá 10% với tất cả các loại sữa; hãng sữa Dumex tăng giá sữa từ 8,5-9%. Công ty Friesland Campina Việt Nam điều chỉnh tăng giá một số sản phẩm sữa Friso và Dutch Lady từ 8-9%. Hãng sữa Abbott cũng tăng giá từ 2-9% các sản phẩm sữa. Các hãng sữa nội là Vinamilk tăng giá một số sản phẩm 7%, Nutifood tăng giá trung bình 10%.

Văn phòng CP Sữa Việt Nam Vinamilk tại Đà Nẵng cho biết công ty điều chỉnh giá bán một số nhóm sản phẩm tăng khoảng 7% , nhưng các sản phẩm dành cho người già và trẻ em không tăng giá, vẫn tham gia vào công tác bình ổn thị trường. Trong Quý I/2013, tình hình kinh doanh của công ty tăng trưởng tốt vì chất lượng sữa đảm bảo, mà giá cả phải chăng khi so sánh với mức giá quá cao của các dòng sữa ngoại hiện nay. Công ty đang chiếm 50% thị phần ở Đà Nẵng.

Đa số các văn phòng đại diện các công ty sữa đóng trên địa bàn đều cho rằng nguyên nhân tăng giá nhằm bù đắp chi phí, xăng dầu, thay đổi nhãn mác, bao bì và thành phần chất lượng và sự tăng giá của các nguyên liệu nhập khẩu.

Chị Phan Thị Hương - Cửa hàng kinh doanh sữa Hương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết, cửa hàng chị kinh doanh gần 50 sản phẩm từ sữa bột, sữa tươi (bao gồm sữa nội, ngoại và hàng xách tay). Từ khi có thông báo tăng giá, tình hình khách mua hàng vẫn diễn ra bình thường, tuy vậy người mua đã có sự cân nhắc, thay đổi loại sữa phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Chị Huỳnh Thị An, trú tại Phường Hòa Thuận, Quận Hải Châu cho biết, với mức lương 4 triệu đồng/tháng, gia đình chị dành gần một nửa số lương để mua sữa cho con. “Gia đình đang cân nhắc đến việc dùng sản phẩm nội để giảm bớt chi phí”, chị An cho biết.

Trước tình hình giá sữa tăng, hầu như các trường mầm non trên địa bàn thành phố cũng bị tác động, các trường đang tính toán lại chi phí bữa ăn các bé sao cho hợp lý mà vẫn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.

Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương, Sở Tài Chính TP Đà Nẵng cho biết,  hiện nay, các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng không nằm trong danh mục mặt hàng bình ổn giá nên các doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải đăng ký giá, do đó cơ quan quản lý chưa có biện pháp nào để quản lý giá và triển khai công tác quản lý thị trường sữa.

Tuy vậy các cơ quan chức năng sẽ thường xuyên giám sát, kiểm tra để xử lý các mặt hàng giả, kém chất lượng, tình trạng găm giá khi có sự phản ánh của người tiêu dùng. Đồng thời, trước tình hình tăng giá sữa, với sự chỉ đạo của các Bộ, ngành, các Sở, ban ngành TP Đà Nẵng sẽ phối hợp và đề xuất các ý kiến nhằm bình ổn thị trường sữa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Như đã đưa tin, tại các thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội, cũng có xu hướng người tiêu dùng thay đổi sản phẩm khi giá tăng, đặc biệt là các sản phẩm nội.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, sữa tiêu dùng bình quân đầu người hơn 14 l/người/năm, so với các nước trong khu vực còn khá khiêm tốn. Mặt khác, nguồn cung cấp sữa nguyên liệu trong nước mới đảm bảo được khoảng 30%, còn lại 70% phải nhập khẩu (trong đó 50% nhập ở dạng nguyên liệu về chế biến, 20% sữa thành phẩm). Như vậy, thị trường sữa Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Minh Trang – Lưu Hương