• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải bài toán quỹ đất cho giáo dục

(Chinhphu.vn) - Để đổi mới nền giáo dục, bên cạnh hàng loạt giải pháp chiến lược thì việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập theo xu hướng nền giáo dục hiện đại của thế giới và điều kiện cần đầu tiên chính là quỹ đất cho xây dựng trường.

10/03/2023 08:21
Giải bài toán quỹ đất cho giáo dục - Ảnh 1.

Về cơ bản quỹ đất còn thiếu nhiều cho các dự án giáo dục trong đó quan trọng nhất là xây dựng trường học - Ảnh: VGP/Minh thi

Còn nhiều khó khăn trong tiếp cận quỹ đất để xây dựng trường lớp

Theo thống kê của ngành giáo dục TPHCM, hiện nay con số 15% quy hoạch đất cho giáo dục để đầu tư xây dựng là con số rất thấp vì như vậy sẽ không đủ để phát triển cơ sở hạ tầng như trường, lớp, sân chơi, bãi tập, thư viện… Bên cạnh đó, tỉ lệ quy hoạch trường học ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM là khoảng 10 - 15 m2/học sinh, ở các quận nội thành còn thấp hơn. Điều này khiến việc  tạo dựng cơ sở vật chất, không gian khang trang, hiện đại cho các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, kế hoạch phát triển quỹ đất cho giáo dục giai đoạn 2023-2025 của Thành phố cần hơn 3,9 triệu m2 để triển khai xây dựng trường lớp. Tuy vậy, trong số này chỉ có hơn 418.000 m2 đất sạch có sẵn để đầu tư và hơn 318.000 m2 đất có tính khả thi cao trong thu hồi để triển khai đầu tư. Do đó, về cơ bản quỹ đất còn thiếu rất nhiều cho các dự án giáo dục, trong đó quan trọng nhất là xây dựng trường học.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc tìm quỹ dất để làm trường, bà Trần Phương Hoa, Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest (một tập đoàn giáo dục tư nhân lớn tại Việt Nam đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu định hướng giáo dục Việt Nam của Bộ GD&ĐT) cho biết với 23.000 học sinh/sinh viên ở 17 trường, từ mẫu giáo, phổ thông liên cấp tới cao đẳng, đại học cùng hơn 134.000 học sinh đang sử dụng nền tảng kỹ thuật số trên toàn quốc, nhu cầu của EQuest về cơ sở vật chất là rất lớn.

Đơn cử một cơ sở nằm trong hệ thống của EQuest năm học 2022-2023 có 2.500 học sinh đăng ký mà nhà trường chỉ có thể nhận khoảng 400 học sinh. Chính vì vậy EQuest rất cần quỹ đất để mở rộng các cơ sở để có thể đáp ứng được nhu cầu giáo dục đang ngày một tăng cao trong hệ thống.

Tuy nhiên theo bà Trần Phương Hoa, còn nhiều bất cập, khó khăn để các đơn vị đầu tư cho giáo dục tiếp cận được nguồn quỹ đất như nhiều lô đất giáo dục được giao theo chủ trương xã hội hóa gần như miễn phí ban đầu, tuy nhiên nhiều chủ đầu tư được giao đất không triển khai đầu tư xây dựng, để hoang và chờ giá lên. 

Hiện tại, giá đất giáo dục lên tới 8-10 triệu/m2, dẫn tới mảnh đất giáo dục có giá trị hàng trăm tỷ đồng đã trở thành rào cản cho nhà đầu tư thuần về giáo dục. Bên cạnh đó, thông tin để tiếp cận về quỹ đất khá khó khăn và thường phải qua nhiều bên nên chi phí bị đẩy lên cao.

Giải bài toán quỹ đất cho giáo dục - Ảnh 2.

Bà Trần Phương Hoa (Giám đốc chiến lược của Tập đoàn Giáo dục EQuest) phát biểu trong Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 8/3 tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Minh Thi

Tiếp đến, nhiều mảnh đất dành cho giáo dục đã được quy hoạch từ rất lâu theo mạng lưới cố định và chưa linh hoạt nên hiện tại không còn phù hợp với nhu cầu thực tế về thị trường trong khi việc thay đổi quy hoạch tốn kém nguồn lực và thời gian. Ví dụ, theo quy hoạch trong khu vực chỉ còn trường mầm non mà nhu cầu của thị trường lại đang cần trường phổ thông liên cấp. Trong khi đó, đầu tư cho mầm non chỉ có khoảng 200-300 học sinh là nhiều, nhưng phải bỏ ra 200-300 tỷ đồng để xây dựng trường. Quỹ đất của các dự án này là thừa với hệ mầm non nhưng lại không được xây dựng để đầu tư cho phổ thông. Do đó, doanh nghiệp không thể đầu tư vì bài toán kinh tế không hiệu quả.

Mặt khác, khi đã có thông tin về quỹ đất thì việc đấu giá đất cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro, khiến cho việc tìm kiếm đất để xây dựng trường học trở thành một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư giáo dục. Thậm chí, trong quá trình đấu giá, còn có rủi ro một số cá nhân hay tổ chức đẩy giá đất lên cao, gây khó khăn cho các tổ chức giáo dục thực sự cần đất để đáp ứng nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh.

Chính vì vậy, theo bà Hoa, về vĩ mô, chính sách về luật đất đai mà theo đó việc góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Chính phủ là tiền đề mấu chốt để có giải pháp tháo gỡ cho quỹ đất phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng.

Luật Đất đai (sửa đổi) - tiền đề giúp doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất công bằng

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 8/3 vừa qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo tập hợp lấy ý kiến góp ý. Theo đó rất cần những ý kiến, góp ý đi thẳng vào các chương, điều của dự án luật, tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn lực đất đai một cách công bằng, hiệu quả. Đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đất đai, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Phó Thủ tướng cũng đã  nhấn mạnh đến phương pháp tính toán, định giá bởi nếu định giá đất không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí. Do đó sửa đổi lần này sẽ đưa ra phương pháp định giá đất hoàn toàn dựa trên tính toán thống kê, sát giá thị trường mà bảng giá đất sẽ gần với giá thị trường, tạo sự công bằng trong tiếp cận nguồn lực đất đai.

Về quỹ đất cho giáo dục, ngay từ tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông. Trong đó, Chính phủ yêu cầu nhanh chóng bố trí quỹ đất xây trường lớp, tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông…

Giải bài toán quỹ đất cho giáo dục - Ảnh 3.

Ngành giáo dục cũng đề nghị các địa phương linh động các giải pháp để tăng thêm quỹ đất cho giáo dục - Ảnh: VGP/Minh Thi

Về phía địa phương, Sở GD&ĐT TPHCM đã kiến nghị các giải pháp như ưu tiên dành quỹ đất công hiện có để xây dựng trường học, kể cả việc xin chủ trương thực hiện hoán đổi, đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngành giáo dục cũng đề nghị các địa phương linh động các giải pháp để tăng thêm quỹ đất cho giáo dục, như: Di chuyển, thu hồi các kho bãi, khu đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả để xây dựng trường học; bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học; ưu đãi về chính sách đất đai để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục.

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 8/3 vừa qua, nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đất đai một cách công bằng về phía doanh nghiệp, Tập đoàn Giáo dục EQuest cũng đã kiến nghị cần tăng cường việc kiểm soát quản lý việc sử dụng đất giáo dục. Đối với các dự án giáo dục chậm tiến độ, nên gia hạn cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện thêm một thời gian cố định. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực và không cam kết thực hiện, cần cưỡng chế thu hồi, tổ chức đấu giá cho các nhà đầu tư mới. Đồng thời, cân nhắc khung giá riêng cho giáo dục (bằng 1/15 đến 1/20 đất thổ cư); đổi mới và giảm các thủ tục hành chính cho việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học.

"Việc đầu tư vào giáo dục là cần thiết và quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập đang ngày một phát triển rất lớn tại Việt Nam. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất giáo dục, xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với đất đất giáo dục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức giáo dục trong việc tiếp cận đất, xây dựng, đầu tư và vận hành trường học", bà Trần Phương Hoa đề xuất.

Minh Thi