• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giai đoạn phát triển mới của nước Nga

(Chinhphu.vn) - Trong nhiệm kỳ 2012 - 2018, Tổng thống Putin - Thủ tướng Medvedev sẽ đem lại sự ổn định và thịnh vượng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho nước Nga dựa trên nền tảng đã có trong 12 năm qua.

09/05/2012 09:05

Ngày 8/5, chỉ 1 giờ đồng hồ sau khi Hạ viện phê chuẩn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký Sắc lệnh bổ nhiệm ông Dmitry Medvedev làm Thủ tướng LB Nga. Theo Hiến pháp Nga, sau khi Tổng thống ký Sắc lệnh bổ nhiệm, ông Medvedev sẽ chính thức trở thành Thủ tướng mới của LB Nga. Thủ tướng Medvedev sẽ có 1 tuần chuẩn bị để trình Tổng thống thành phần Chính phủ mới.

Với những diễn biến này, nước Nga chính thức bước vào giai đoạn phát triển mới.

Đối với một nước lớn như nước Nga, giữ ổn định chính trị và tính liên tục của chính sách là hết sức quan trọng.

Ông Putin và ông Medvedev, mặc dù cương vị khác nhau nhưng tiếp tục phối hợp cầm quyền, cung cấp sự bảo đảm chính trị mạnh mẽ cho nước Nga nắm bắt cơ hội, thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển. Các nhà phân tích cho rằng, trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 của mình, ông Putin sẽ tiếp tục thực thi chiến lược dân giàu nước mạnh.

Chính phủ mới của Nga trước mắt có 2 định hướng quyết sách lớn. Một là, nhanh chóng tiến hành tư hữu hoá đợt mới, tăng cường cạnh tranh thị trường, tăng đầu tư của nhà nước cho công nghệ mới và kinh tế mới. Hai là, duy trì sức ảnh hưởng của nhà nước đối với nền kinh tế, hạn chế quy mô đầu tư và thâm hụt ngân sách của chính phủ, đảm bảo cân đối thu chi.

Trong hoạt động tranh cử, ông Putin đã đưa ra hàng loạt cam kết chi tiêu xã hội, ông Medvedev lại chủ trương thông qua kế hoạch mua sắm vũ khí với kinh phí khổng lồ. Hai khoản chi tiêu này có thể sẽ khiến ngân sách của Chính phủ Nga đứng trước rủi ro thâm hụt khá lớn, điều này càng khiến Nga phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ rõ, do lệ thuộc vào giá năng lượng, nên Nga hết sức nhạy cảm đối với biến đổi của tình hình quốc tế, hàng loạt nhân tố bên ngoài không thể kiểm soát sẽ tác động đến tình hình nước Nga.

Ngày 7/5, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Vladimir Putin đã ký một loạt sắc lệnh liên quan đến các phương hướng chủ chốt phát triển đất nước.

Trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của Chính phủ", Tổng thống Putin yêu cầu Chính phủ mới đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng hơn. Theo đó đến năm 2020 phải tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao. Đến năm 2015 tăng trưởng khối lượng đầu tư đạt không dưới 25% GDP, tăng hơn 30% thị phần sản phẩm các ngành kinh tế công nghệ cao và khoa học chuyên sâu trong GDP vào năm 2018 và đến thời điểm này tăng năng suất lao động lên 1,5 lần. Đến năm 2018, Nga vươn lên thứ 20 từ vị trí 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Thế giới về các điều kiện kinh doanh.

Tổng thống cũng yêu cầu Chính phủ mới phải bảo đảm đến năm 2018 tiền lương thực tế tăng 1,4-1,5 lần, trong đó đối tượng được tăng lương nhiều nhất thuộc lĩnh vực giáo dục và y tế.

Các nhà phân tích nhận định rằng lãnh đạo nước Nga đã quan tâm nhiều hơn tới khu vực Viễn Đông xa xôi và việc xây dựng Liên minh Kinh tế Á-Âu. Trong bối cảnh châu Á đang trỗi dậy, sự phát triển của khu vực Viễn Đông và Đông Siberi đang trở thành nhiệm vụ địa chính trị lớn đối với Nga. Trong khi đó, sự hội nhập trong không gian hậu Xô - viết đã phản ánh những mong muốn của Tổng thống Putin, đó là: xây dựng nước Nga trở thành một cường quốc độc lập và lớn mạnh trong thế giới đa cực.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho hay Nga vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong những năm tới như phải đối mặt với lựa chọn thúc đẩy quá trình tư nhân hóa, tăng đầu tư vào các ngành công nghệ mũi nhọn và một nền kinh tế mới, nhằm tăng cường tính cạnh tranh hay là sẽ duy trì ảnh hưởng của Chính phủ, hạn chế đầu tư quốc gia và thâm hụt ngân sách, nhằm cân bằng ngân sách.

Cũng theo các nhà phân tích, Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - thách thức lớn nhất trong những năm gần đây, và nước Nga đã thể hiện cho thế giới thấy rằng họ là một quốc gia tự tin, trưởng thành và sáng tạo./.

Nguyễn Chiến