• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giải pháp gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo bền vững ở Lào Cai

Khi mới tái lập (10/1991), tỉnh Lào Cai có tỷ lệ đói nghèo trên 50%. Từ năm 1999 đến 2010, Lào Cai đã tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo với nhiều chương trình, dự án khác như: 134, 135, 30a... Qua đó, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, nông thôn có nhiều đổi mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

26/10/2011 14:55
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế cũng như kết quả xóa đói, giảm nghèo của Lào Cai chưa thực sự bền vững, tỷ lệ cận nghèo cao, tiềm ẩn tái nghèo còn lớn. Theo chuẩn nghèo mới, theo kết quả điều tra hộ nghèo, năm 2010 trên địa bàn Lào Cai còn có 42,99% hộ nghèo, số hộ cận nghèo chiếm 14,18%.

Nông dân huyện Văn Bàn ứng dụng phương pháp mới trong canh tác lúa vụ xuân.

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế và kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững của Lào Cai là do năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn ở một số ngành, lĩnh vực còn thấp, nguồn lực còn hạn chế. Các hộ nghèo chủ yếu là dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu; chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất; hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; thiếu kiến thức phát triển sản xuất...

Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề về đói nghèo, gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo, cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Phải tạo môi trường đảm bảo cho tăng trưởng nhanh và xóa đói, giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn tỉnh như: huy động tối đa các nguồn vốn trong xã hội, phát triển các nguồn lực sản xuất, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư; tạo điều kiện và khuyến khích các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại trên địa bàn tỉnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tạo môi trường kinh tế ổn định bằng việc thực hiện chính sách tài chính công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc, hạn chế bội chi, hỗ trợ sản xuất phát triển.

Thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển các ngành, các lĩnh vực đảm bảo tăng trưởng bền vững và xóa đói, giảm nghèo. Trong đó tiếp tục coi trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên diện rộng. Phát triển toàn diện nông nghiệp, tiếp tụcchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tập trung thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp để thu hút lao động dôi thừa ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đẩy mạnh phát triển các ngành thuộc khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo việc làm và thu hút lao động.

Xây dựng đường giao thông về các xã vùng cao.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng hệ thống trường bán trú dân nuôi các cấp học phủ rộng trên địa bàn; mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm chi phí y tế cho người nghèo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số. Tạo môi trường xã hội để thực hiện công bằng xã hội, thực thi dân chủ cơ sở và trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động gắn việc thực hiện Chươngtrình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo với thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo tính hiệu quả và công bằng trong việc phân bổ chi tiêu vào các chương trình đầu tư công, tăng đầu tư cho các địa phương chậm phát triển, quan tâm đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Đầu tư nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, nhất là hệ thống đường liên thôn, thủy lợi để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Cần có chương trình hỗ trợ đặc biệt và phát triển mạng lưới an sinh xã hội để trợ giúp các đối tượng khó khăn kịp thời; mạng lưới an sinh xã hội cần được phủ khắp các đối tượng, tạo điều kiện cho người nghèo tham gia thị trường lao động, tăng cường các nguồn tín dụng ưu đãi, chuyển giao kĩ thuật sản xuất, dạy nghề, trong đó ưu đãi hơn đối với người nghèo là dân tộc thiểu số…